ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Vote_lcapPhật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước I_voting_barPhật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Empty
Bài gửiTiêu đề: Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước   Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước Icon_minitimeWed Sep 21, 2011 7:23 pm

Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước VESAK_2008_03_719655129

Hiện nay, hoạt động ngoại giao của nước ta gồm ba mặt hoạt động chính: ngoại giao Đảng, ngoại giao Chính phủ, ngoại giao Nhân dân. Trong đó, hoạt động ngoại giao nhân dân cũng hết sức được coi trọng.

Thời gian qua, công tác đối ngoại nhân dân đã đạt được nhiều kết quả, góp phần tích cực vào việc giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Các đoàn thể, tổ chức nhân dân tích cực xây dựng lòng tin, sự hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân Việt Nam và bạn bè quốc tế; đồng thời đóng góp vào cuộc đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội.

Đối ngoại nhân dân đã cùng đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước là ba trụ cột tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện thắng lợi đường lối và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta.

Về phía Phật giáo, từ những năm đầu công nguyên, Phật giáo từ Ấn độ truyền sang nước ta, trở thành trung tâm truyền đi các nước phía bắc và biển đông. Rồi sau đó chịu ảnh hưởng ngược lại của Phật giáo từ Trung quốc truyền sang. Đồng thời trong lịch sử cận đại chịu ảnh hưởng của Phật giáo các nước lân cận, chủ yếu là Camphchia.

Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn trên thế giới, có đặc điểm rất dễ hòa nhập với phong hóa dân tộc khác nhau, tự thân Phật giáo giữa các dân tộc đã có những giao lưu, quan hệ đối ngoại trong quá trình đấu tranh phát triển của lịch sử cận đại.

Đối với Việt Nam, trong quá trình bảo vệ và phát triển, trước nhiều thế lực ngoại xâm, Phật giáo với tư cách là một tôn giáo nhập thế, “vị chúng sinh thành tựu Phật pháp”, có lúc được xem là quốc giáo, đã đóng góp không nhỏ trong quan hệ đối ngoại và các chính sách quốc gia, nhằm mưu cầu đoàn kết, hòa bình, hữu nghị đối với các nước trong khu vực và quốc tế.

Bằng chứng trong đấu tranh với nước lớn Trung quốc, từ thời nhà Đường đến Nguyên Mông, nước Việt qua sự đóng góp tích cực của các thiền sư Khuông Việt (933-1011), Vạn Hạnh (938 – 1025)…

Phật giáo là lấy niềm vui của nhân dân và dân tộc làm nhiềm vui của mình, lấy nỗi đau của nhân dân làm nỗi đau của mình. Chính vì vậy Tăng Ni Phật tử đều tích cực tham gia vào phong trào yêu nước góp phần đem lại an lạc và hạnh phúc cho dân tộc Việt Nam. Trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ, nhiều tăng sĩ “đã sẵn sàng cởi cà sa, khoác chiến bào”.

Phật giáo Việt Nam đã sớm góp phần vào hoạt động ngoại giao nhân dân của nước ta, với hoạt động tích cực của Cư sĩ Tâm Minh Lê Đình Thám, một trí thức Phật tử tích cực trong hoạt động công tác xã hội, nghiên cứu Phật học và phiên dịch kinh sách. Ông tham gia hoạt động ngoại giao nhân dân trong cương vị Phó chủ tịch phong trào hòa bình thế giới, có uy tín lớn trong công tác đối ngoại nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào những năm 1960.

Phật giáo Việt Nam nói chung và Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, luôn luôn thực hiện tinh thần lời dạy của đức Phật: “Vì lợi lạc quần sinh, vô ngã vị tha”. Trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, Phật tử cùng với đồng bào cả nước tích cực tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Nhiều vị có công đã được thế giới biết đến tiêu biểu như HT Tố Liên, HT Bửu Chơn, Ni trưởng TN Huỳnh Liên…

Sau ngày giải phóng, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh chung tay cùng nhân dân thành phố xây dựng đất nước, vì hạnh phúc ấm no của nhân dân, phù hợp với giáo lý từ bi cứu khổ của Đạo Phật. Một số các vị tôn túc hòa thượng như HT Thế Long, HT Trí Thủ, HT Minh Châu tham gia các tổ chức Phật giáo quốc tế như Hội Liên hữu Phật giáo thế giới WFB (World fellowship of Buddhists), tổ chức Phật giáo châu Á Vì Hòa Bình ABCP (Asian Buddhist Confrence for Peace)… góp phần tích cực vào hoạt động ngoại giao nhân dân của đất nước.

Từ khi Giáo Hội Phật giáo Việt Nam thành lập năm 1981 tại thủ đô Hà Nội đến nay, Phật giáo cả nước tăng cường hơn nữa mối quan hệ hữu nghị đoàn kết với Phật giáo các nước trong khu vực Asean và thế giới ngày càng mở rộng, chẳng hạn đối với Ấn độ, Thái Lan, Lào, Campuchia…, thường trao đổi nhiều đoàn hữu nghị thăm viếng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm, góp phần tăng cường hữu nghị và hợp tác trong sự nghiệp xiển dương Phật Pháp.

Những người có công được biết đến tiêu biểu như Hòa thượng Thích Thiện Hào, HT Trí Tịnh, HT Hiển Pháp, HT Trí Quảng…

Hiện nay, nước ta đang trên đường hội nhập toàn diện vào cộng đồng thế giới, vì vậy, vai trò của ngoại giao nhân dân càng trở nên thiết yếu hơn nữa, trong đó cần nâng cao hiệu quả hoạt động quốc tế của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam; cần chú ý đến một số thành phố lớn có nhiều quan hệ đối ngoại như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẳng…

Chính sách ngoại giao của nước ta hiện nay coi trọng quan hệ với các quốc gia láng giềng, có chung đường biên giới đất liền. Trong số 3 quốc gia láng giềng của Việt Nam, đã có 2 quốc gia mà Phật giáo được hiến pháp qui định là quốc giáo, tôn giáo truyền thống dân tộc, đó là Lào và Campuchia.

Trong quá trình hội nhập với khu vực, cũng như với thế giới, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã có mối quan hệ tốt với các nước ở một số lĩnh vực như:

- Giao lưu văn hóa, tổ chức lễ cầu siêu chiến sĩ tử nạn trong chiến tranh Việt Nam ...

- Thành Hội Phật giáo gởi Tăng Ni Việt Nam sang du học tại các nước bạn và tiếp nhận chư Tăng các nước sang Việt Nam.

- Thành hội Phật giáo Hồ Chí Minh cũng đón tiếp, trao đổi kinh nghiệm truyền bá chánh pháp cùng một số phái đoàn các nước như: Tây Tạng, Thái Lan, Campuchia, Lào, Miến Điện…

- Thành hội Phật giáo Hồ Chí Minh vinh dự được đón tiếp các đoàn cấp cao như Mỹ, Thái Lan, Liên Hiệp Quốc…

- Tạo mối quan hệ gắn bó giữa Phật giáo Hồ Chí Minh và nước bạn Campuchia cũng như cộng đồng Phật tử người Việt sinh sống trên đất nước này, không ngừng tăng cường củng cố mối quan hệ hữu nghị hợp tác, xuyên suốt qua bao thời kỳ lịch sử thăng trầm của dân tộc hai nước Việt Nam – Camphuchia.

Những người có công được biết đến trong giai đoạn này tiêu biểu như: Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Thượng tọa Thích Nhật Từ, Giáo sư Lê Mạnh Thát, …

Chính sự hợp tác cùng nhau đoàn kết một lòng, kề vai sát cánh, nên Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh cùng với các nước trong khối ASEAN cùng nhau chung lo cho sự phát triển Phật giáo trên tinh thần đoàn kết hòa hợp.

Như vậy, Giáo hội Phật giáo tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần phát huy các mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hợp tác phát triển với các tổ chức xã hội, tổ chức nhân làm cho thành phố Hồ Chí Minh ngày càng phát triển hơn nữa…

Qua đó, tôi cũng mong Đảng, chính quyền thành phố và các ban ngành cần quan tâm nghiên cứu thực tiễn tình hình hiện tại của Phật giáo và có hướng giúp đỡ cụ thể cho phật giáo được phát huy tính năng, bản sắc của mình trong sự phát triển chung của thành phố, phù hợp định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước và dân tộc.

Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn của thế giới, hiện nay Phật giáo đã có mặt khắp các nước châu lục với số tín đồ trên một tỷ người, nhiều nhất là tại các nước châu Á. Việt Nam là nước có nhiều người theo đạo Phật, trải qua hơn 2000 năm lịch sử, kể từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, ở mỗi thời đại Phật giáo đều có những đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thế nên Phật giáo Việt Nam trở thành một tôn giáo lớn tại bản địa nhờ vào tinh thần vô ngã vị tha của Đạo Phật. Sự hòa mình vào dân tộc của Phật giáo Việt Nam được thể hiện rõ nhất qua các thời vàng son của đất nước; cũng như những biến cố thăng trầm lịch sử qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần cho đến các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước.

Trải qua nhiều thăng trầm và biến động, Phật giáo Việt nam luôn phát huy tinh thần yêu chuộng hòa bình, kêu gọi mọi người, mọi quốc gia, dân tộc đang chung sống, luôn giữ tâm bình an, triệt để dấn thân vì cuộc sống khai sáng và giải thoát con người. Phật giáo luôn thực hiện công tác đối ngoại gián tiếp hoặc trực tiếp dựa trên lý tưởng của tôn giáo của mình.

Trong các nước Asean, Việt Nam hầu như là quốc gia có đạo Phật là tôn giáo truyền thống duy nhất gồm cả Phật giáo Bắc Tông và Phật giáo Nam tông. Vì vậy, đương nhiên, Phật giáo có một vai trò thuận lợi đặc biệt trong hoạt động ngoại giao nhân dân.Với cả hai hệ phái, đặc biệt sinh hoạt Phật giáo Nam tông Việt Nam có tương đồng sâu sắc với Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan…, chư tăng có thể cùng hành lễ chung trong những khóa lễ bằng tiếng Pali, phạm vi hoạt động ngoại giao nhân dân có thể mở rộng ra nhiều hướng.

Thuận lợi đặc biệt này, thiết tưởng, cần được chú ý trong việc tổ chức các hoạt động ngoại giao nhân dân.

Dưới đây xin được nêu một số đề xuất đi vào chi tiết:

- Tăng cường tổ chức các cuộc thăm viếng lẫn nhau đối với lãnh đạo Phật giáo hệ phái Nam tông Việt Nam và lãnh đạo Phật giáo các nước Lào, Campuchia, Việt Nam, Thái Lan, Myanma.

- Thúc đẩy việc tổ chức phiên dịch, xuất bản những tác phẩm nghiên cứu Phật học của chư vị tôn đức, cư sĩ Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan… nhằm giới thiệu thành quả nghiên cứu Phật học của Phật giáo Lào, Campuchia, Thái Lan đến với tăng ni Phật tử Việt Nam.

Đồng thời thúc đẩy việc phiên dịch những tác phẩm nghiên cứu Phật học có giá trị của Phật giáo Việt Nam giới thiệu đến với tăng ni Phật tử các quốc gia kể trên, nhằm mục tiêu thể hiện thành quả nghiên cứu Phật học của Phật giáo Việt Nam đối với Phật giáo trong khu vực.

- Tổ chức tuần lễ hay tháng “Văn hóa Phật giáo Việt Nam” tại Lào, Campuchia, Thái Lan… và ngược lại.

- Phật giáo Việt Nam tiếp tục đăng cai tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, cũng như hỗ trợ Phật giáo hai nước láng giềng là Lào và Campuchia tổ chức đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc, cố gắng đưa 3 nước Đông Dương là Việt Nam, Lào, Campuchia cùng chia sẻ việc tổ chức Đại lễ Vesak Liên Hiệp Quốc thay cho tình trạng liên tục chỉ có Thái Lan tổ chức như hiện nay.

- Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam mời các vị lãnh đạo các nước Lào, Campuchia,Thái Lan, Myanmar viếng thăm các ngôi chùa tiêu biểu của Phật giáo Nam tông Việt Nam trong các chuyến công du.

- Đề nghị các trường đại học có các ngành khoa học xã hội, khoa học nhân văn,văn hóa nghệ thuật… mời các vị sư Nam tông Việt Nam am hiểu về Phật giáo Nam tông các nước Asean nói chung có các buổi báo cáo, thuyết trình chuyên đề về Phật giáo Lào, Phật giáo Campuchia… Đồng thời, chư tăng Nam tông Việt Nam cũng có thể giới thiệu Phật giáo Việt Nam tại các trường đại học cùng lãnh vực đào tạo ở các nước Campuchia, Lào, Thái Lan…

- Trong các dịp lễ Phật giáo quan trọng có nghi lễ Nam tông Giáo hội Phật giáo Việt Nam nên có thư mời các cơ quan ngoại giao, các tổ chức, đơn vị các nước Lào, Campuchia, Thái Lan tham dự với tinh thần cùng là Phật tử.

- Khuyến khích du khách Việt Nam tham quan các chùa chiền trong các chuyến du lịch Lào, Campuchia, Thái Lan và ngược lại tăng cường giới thiệu danh lam cổ tự Việt Nam đối với khách du lịch quốc tế bằng nhiều hình thức như tờ rơi, tờ gấp, cẩm nang hướng dẫn, bưu ảnh…

- Đề xuất nhà nước hỗ trợ việc xây ít nhất là một ngôi chùa Phật giáo Nam tông ở vị trí trung tâm thành phố, nhằm mục tiêu thể hiện nét văn hóa Phật giáo Nam tông trong văn hoá truyền thống Việt Nam, tạo sự gần gũi với văn hóa các nước có Phật giáo Nam tông là tôn giáo truyền thống.

Tóm lại, Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp nhất định trong quan hệ hợp tác, hữu nghị, đoàn kết giữa các tổ chức xã hội trong nước cũng như trong khu vực và quốc tế, đã và đang ra sức tích cực cùng lãnh đạo thành phố đẩy mạnh quan hệ đoàn kết giữa Phật giáo và các tổ chức xã hội, phát huy truyền thống yêu nước phụng đạo của lịch sử Phật giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng thành phố Hồ Chí Minh văn minh, giàu đẹp, vừa khế hợp với yêu cầu vận động sức mạnh tổng hợp đoàn kết dân tộc trước thực tiễn tình hình đất nước, vừa không ngừng đưa Phật giáo Việt Nam theo kịp xu thế phát triển chung của Phật giáo các nước láng giềng và Phật giáo thế giới.

Kể từ khi có Pháp lệnh tôn giáo, Việt Nam đã bình thường hóa các hoạt động tôn giáo, các tổ chức tôn giáo đã được công nhận tư cách pháp nhân. Trong những năm qua đều có sự phát triển về số lượng cơ sở giáo hội, về việc xây dựng mới hoặc tu bổ các cơ sở thờ tự. Việc in kinh sách và xuất bản các ấn phẩm khác liên quan đến tôn giáo được duy trì thường xuyên, bảo đảm phục vụ yêu cầu hoạt động tôn giáo tại Việt Nam. Các chức sắc, nhà tu hành được tham gia học tập, đào tạo ở trong nước và nước ngoài hoặc tham gia các sinh hoạt tôn giáo ở nước ngoài. Nhiều tổ chức tôn giáo nước ngoài đã vào giao lưu với các tổ chức tôn giáo Việt Nam.

Để nền ngoại giao toàn diện Việt Nam trong tình hình mới đạt hiệu quả cao, cần có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa các kênh đối ngoại. Với vị trí quan trọng là một trong ba chân kiềng của Ngoại giao Việt Nam, công tác ngoại giao nhân dân cần bám sát các yêu cầu phát triển và hội nhập của đất nước cũng như các trọng tâm đối ngoại chung, tiếp tục đổi mới cả về phương thức và nội dung hoạt động, mở rộng đối tác, địa bàn và lực lượng tham gia; chủ động tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác, hiểu biết, đoàn kết giữa nhân dân ta với nhân dân các nước, tích cực tham gia các diễn đàn của nhân dân thế giới, tạo dựng nền tảng nhân dân vững chắc cho quan hệ đối ngoại chung; đẩy mạnh vận động viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài; đóng góp tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân loại tiến bộ.
Nguồn http://www.phattuvietnam.net
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Phật giáo TP.HCM trong quan hệ đoàn kết, hữu nghị với PG các nước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo trong nước mừng Ðại lễ 72 năm khai sáng đạo
» Hoà thượng Thích Tố Liên trong quan hệ Phật giáo quốc tế
» Phật Giáo Nhân Sinh Quan & Phật Giáo Di Dân Học - Hòa Thượng Diệu Liên
» Nguyễn Văn Hầu. Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo chương 11. Phật Giáo Hòa Hảo Với Quần Chúng
» Nguyễn Văn Hầu. Nhận Thức Phật Giáo Hòa Hảo, chương 9. Tinh Thần Cách Mạng Trong Phật Giáo Hòa Hảo.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: TIN TỨC PHẬT GIÁO-
Chuyển đến