ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4642)
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Vote_lcapVấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà I_voting_barVấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Vote_rcap 
Latest topics
» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am

» Kinh Niệm Phật Ba La Mật | Hòa Thượng Thích Thiền Tâm cẩn dịch
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:37 am

» BÍ MẬT về CUỘC ĐỜI & ĐẠO NGHIỆP của HT. Thích Thiền Tâm
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:37 am

» Câu Chuyện kể Về Cố Hòa Thượng - THÍCH THIỀN TÂM
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:35 am

» TÍN NGUYỆN HẠNH PHẢI TU ĐẾN TÂM THANH TỊNH
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Fri Jul 01, 2022 4:00 am

» NIỆM TÂM THAM SẼ BIẾN THÀNH NGẠ QUỶ
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeby Admin Fri Jul 01, 2022 3:53 am


 

 Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4642
Points : 12266
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Empty
Bài gửiTiêu đề: Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà   Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà Icon_minitimeWed Sep 28, 2011 6:19 am

LỜI GIỚI THIỆU
A-Di-Đà-Phật!
Thưa các Phật tử! Quyển luận giảng giải đáp này tôi viết ra là tâm tôi đã có thực hành rồi. Nên nói giảng chứ thực ra đây giống như là tôi viết bản tường trình của tâm mình cho các Phật tử biết vậy.Thưa quý Phật tử! Tôi có duyên lành nên tôi biết niệm Phật cầu vãng sanh từ lúc nhỏ (7 tuổi), đến nay đã hơn 30 năm rồi. Và những gì biết về Tịnh độ tôi đều viết ra hết trong quyển sách nhỏ này. Cho nên quyển sách nhỏ này có thể sẽ là bằng chứng cho công đức tu hành của tôi bao năm qua và kết quả của tôi sau này khi tôi vãng sanh.Thưa quý vị! Tôi không phải là giảng sư hay là nhà viết sách chuyên nghiệp, nhưng vì để giải đáp trước những khúc mắc cùng với những mối nghi vấn về Tịnh độ của quý Phật tử nhằm giúp cho quý Phật tử an tâm trên con đường tu hành của mình. Chính vì thế nên tôi viết ra bài luận này nhưng vì kém văn chương, chữ nghĩa lại đơn sơ nên không được lưu loát và mộc mac, nhưng với tâm chân thành tôi đều gửi gắm hết vào đây. Và xin nói thật với quý vị là tôi cũng chẳng còn khả năng giảng nói được hay hơn và nhiều hơn nữa mà chỉ có duy nhất một quyển luận giảng tâm đắc này thôi, nên nó coi như là một quyển sách quý kỷ niệm của tôi.Nguyên nhân tôi viết ra quyển này vì trước kia tôi gặp nhiều người tu Tịnh độ còn yếu chưa vững, lại gặp nhiều lý thuyết đã phá làm cho sinh nghi. Và chính tôi trước kia cũng lo lắng chưa yên tâm, cho nên tôi quyết tìm hiểu nghiên cứu những kinh Tịnh độ và tôi đã phát hiện điều nguyện thứ 19 của Phật trong kinh Vô Lượng Thọ có sự bảo hiểm an toàn cho người tu khi lâm chung. Và ngay lúc đó lòng tôi vô cùng an lạc, vui mừng như được bảo vật quý nhất trên đời.Tôi quyết định viết quyển luận giảng để phá tan mọi nghi vấn kia, để cho những Phật tử tu Tịnh độ đều được Tín tâm yên lòng trên đường tu niệm: vãng sanh. Mỗi lần định viết thì ý nghĩ giáo lý phát sanh ra, quá nhanh thắng cũng không kịp.

Còn tay thì viết quá chậm và sai chính ta lung tung nên kết quả nó dồn cục, lộn đầu này trật đầu kia như bị rối băng. Nhưng khi dò lại thì chính tôi cũng không đọc ra nỗi nên kết cục phải bỏ hết và làm lại nhiều lần như vậy.Sau cùng tôi phải dùng máy thu băng chui vô tủ ngồi một mình nhưng cứ tưởng ở pháp hội giảng cho mọi người nghe nên tôi vừa nói vừa múa tay diễn tả coi cũng oai lắm.Sau khi thu xong tôi chui ra thở hổn hển vì bị ngộp.Rồi tôi để trước bàn Phật mở máy nghe lại, khi nghe rồi lòng tôi sinh hỷ lạc, vui mừng vô cùng. Và lúc đó tôi nhìn tượng Phật A-Di-Đà, tôi thấy Ngài như đang nhìn tôi mỉm cười đồng ý.Ngay sau đó tôi ra chợ sang ra mười cuộn băng, lúc ra đường tôi đạp xe đạp mà có cảm giác nhẹ nhỏm như muốn bay bổng lên. Về sau tôi nghĩ băng nó không tiện dụng bằng quyển sách, nên tôi nhờ cô Phật tử nghe trong băng ghi chép ra sách giúp tôi, sau một tháng mới xong.Khi tôi xem lại thì thấy cô bỏ sót quá nhiều nên tôi dùng máy trả lui băng nhiều lần để nghe lại và viết thêm cho đầy đủ.Phần sau quyển sách tôi giải đáp thêm rõ ý hai điều nguyện. Lúc có những câu hỏi căng thẳng nghi ngờ về Phật tôi luận giảng mà lòng xúc động bi cảm lệ tuôn không kiềm được.Cuối cùng tôi cũng hoàn thành tâm quyện, viết xong quyển này và đưa đi in ấn 500 quyển phát tặng cho quý Phật tử khắp nơi. Lần này tôi tái bản thêm 500 quyển và giải đáp thêm nhiều câu hỏi nữa đồng thời viết lời giới thiệu này.Này các Phật tử! Kinh Tịnh độ hiện nay rất nhiều nhưng tôi xem thấy phần nhiều giảng dạy theo văn vần của người xưa vừa dài rộng, ý nghĩa thì mênh mông. Quyển kinh thì quá to day và phải xem nhiều thì mới rõ được ý kinh. Thời đại này người muốn tu nhưng ít ai rãnh để nghiên cứu (nhất là Phật tử tại gia).

Tôi luận giảng quyển này, văn vần gần với người ngày nay, lại chỉ ngay điểm gốc quan trọng nhất của sự vãng sanh. Quyển sách lại nhỏ gọn nên người xem đỡ ngán, không mất nhiều công sức nghiên cứu nếu y theo quyển này mà tu thì bảo đảm cầm chắc vé vãnh sanh trong tay.

Thích Thiện Thuận

Thành tâm cúng dường chư Phật vị lai
-------------------------------------------------------
LỜI NÓI ĐẦU
Thưa các liên hữu Phật tử!Ai cũng biết đá nặng thì không thể qua biển được, nhưng có thuyền to chở qua thì dễ dàng.Chúng sanh cũng vậy, tội nhiều nghiệp chướng nặng thì không thể liễu thoát sanh tử, nhưng có thuyền nguyện lực của chư Phật đưa qua biển sanh tử dễ dàng.Pháp môn Tịnh độ là một pháp tha lực, là thuyền từ cứu độ chúng ta. Riêng bản thân tôi tự xét nghiệp chướng nặng, tự sức mình biết khó giải thoát đường sanh tử nổi, nhưng may qua tôi đã gặp được thuyền nguyện lực của đức Phật và đã bước lên thuyền (đủ Tín – Nguyện – Hạnh) từ lâu, chỉ chờ thuyền cập bến là đến cõi Phật.Phần tôi có chỗ nương tựa rồi, nhìn thấy còn bao nhiêu chúng sanh chơi vơi trong biển khổ, do đó tôi muốn kêu gọi mọi người cùng bước lên thuyền, cùng được về cõi Phật.Chính vì vậy, từ lâu tôi muốn viết một tập sách nhỏ, trong đó nói rõ về nguyện lực thuyền từ của Phật để giới thiệu cho mọi người cùng biết.Nhưng vì lực bất tòng tâm, ý muốn mà sức khoẻ… không cho phép. Cho đến hôm nay vì tha thiết ơn dày của Phật mà tôi cố gắng đem hết sức của mình luận giảng viết thành quyển sách nhỏ gởi gặng đến quí liên hữu để cùng tìm hiểu, tu học. Thưa cac liên hữu Phật tử, điều nguyện thứ 18 – 19 là nguyện lực quan trọng của Phật A-Di-Đà để tiếp dẫn chúng ta, nhưng phần nhiều khi giảng đến pháp môn Tịnh độ, thường chỉ chú tâm đến điều nguyện thứ 18 mà ít luận giảng nguyện 19, nên thường khuyên các Phật tử lúc lâm chung phải niệm Phật được một hoặc mười lần mới được vãng sanh, do đó người tu thấy khó mà tự mất lòng tin của mình, không tin chắc mình được vãng sanh vì lo ngại không niệm được lúc lâm chung. Chính vì chỗ nghi ngại này mà tự ngăn cách mình với Phật (nên không cảm ứng đạo giao được)Để phá mọi nghi chấp đó, tôi xin giảng rõ hai điều nguyện 18 – 19 của Phật A-Di-Đà để mọi người tin chắc mình được vãng sanh với điều kiện hành cho đúng văn nguyện của Phật.Này các Phật tử! Trong nhà Phật thường nói đến “Nhân – Duyên: Nhân là hạt giống, duyên là đất, nước, phân… Có nhân, đủ các duyên hoà hợp lại thì sanh ra hoa quả”Trái lại, có nhân thiếu duyên hoặc có duyên mà thiếu nhân thì không sanh ra quả được.Pháp tu Tịnh độ cũng không ngoài hai chữ Nhân Duyên.Nhân Tịnh độ là lời đại nguyện của Đức Phật lập ra, đây là phần của Phật đã tạo nhân sẵn dành cho chúng ta.Duyên Tịnh độ là lòng tin Phật – Chí nguyện và hạnh niệm Phật.Duyên đây là phần của chúng ta phải tạo ra cho đủ. Như vậy có nhân đủ đuyên hoà hợp nhau rồi, thì chỉ chờ thời gian sinh trưởng và kết quả chúng ta được sanh Cực Lạc còn Đức Phật thì mãn nguyện từ bi.Nếu chúng ta thiếu một trong bà điều kiện Tín – Nguyện – Hạnh là thiếu duyên Tịnh độ, nên không thể hoà hợp với nhân nguyện của Phật và không có quả vãng sanh được.Như vậy nhân nguyện của Phật là thuyền từ bi cũng đành bỏ trống.Vậy từ hôm nay, các Phật tử chúng ta phải tạo duyên Tịnh độ, lòng tin – chí nguyện – hạnh niệm Phật cho đủ, được như vậy là đúng với nhân nguyện của Phật, coi như mình đã bước chân lên thuyền Đại nguyện của Phật rồi, và yên tâm chỉ chờ thuyền cập bến Cực Lạc nữa là xong.Có nghĩa là đủ Tín – Nguyện – Hạnh rồi thì chỉ chờ mãn Báo Thân cõi Ta Bà liền vãng sanh qua Cực Lạc nước của Phật A-Di-Đà.Này các Phật tử! nếu các vị y theo điều nguyện 18 – 19 của Phật do Thầy luận giảng tu niệm, mà không được vãng sanh khi lâm chung, thì Thầy xin nguyện: bao nhiêu tội khổ của quý Phật tử Thầy xin chịu thay và đoạ xuống địa ngục cho đáng.Này các Phật tử! Thầy dám nguyện như vậy là vì Thầy tin chắc các vị y theo nguyện 18 – 19 của Phật thì đều được vãng sanh tất cả.Nếu các Phật tử hành đúng văn nguyện 18 – 19 rồi mà không được vãng sanh,
chẳng những Thầy chịu đoạ địa ngục, mà Phật A-Di-Đà cũng phải từ chức ngôi vị Chánh Giác.Này các Phật tử! Một pháp tu có Thầy phát nguyện, có Phật bảo hiểm có tánh cách quyết định cho đường sinh tử.Nếu không phải căn lành quá khứ của quý vị đã mùi, duyên lành xui đến thì làm gì quý vị gặp được thuyền nguyện lực của Phật và bài giảng của Thầy.Cho nên tập sách nhỏ này tôi trút hết tâm huyết của mình và để tặng các Phật tử hữu duyên Tịnh độ.Tập sách này ngắn gọn nhưng có tánh cách quyết định.Mong các quý vị xem kỹ hành cho đúng văn nguyện 18 – 19 của Phật, thì có tôi phát nguyện, có Phật đảm bảo trên đường về Cực Lạc.
Thích Thiện Thuận
48 ĐẠI NGUYỆN CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ

Vô Lượng Thọ Kinh
1. Khi tôi thành Phật, trong cõi nước tôi, có địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

2. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, sau khi mạng chung, còn bị đoạ vào ba đường ác, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

3. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, thân sắc chẳng thuần vàng, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

4. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, thân tướng có tốt xấu chẳng đồng nhau, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

5. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, chẳng có Túc Mạng Thông, ít nhất là biết được những việc trong trăm nghìn ức vô sô kiếp, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

6. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, chẳng được Thiên Nhãn Thông, ít nhất là thấy được trăm nghìn ức vô số thế giời của chư Phật, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

7. Nguyện thứ 7: Lúc tôi thành Phật, nếu hàng nhơn thiên trong cõi nước tôi, chẳng đặng Thiên nhĩ thông, ít nhất là nghe và thọ trì tất cả lời thuyết pháp của trăm nghìn ức na-do-tha Đức Phật, thời tôi không ở ngôi Chánh giác.

8. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, chẳng được Tha Tâm Thông, ít nhất là biết được tâm niệm của tất cả chúng sanh trong trăm nghìn ức vô số thế giới, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

9. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, chẳng được Thần Túc Thông, trong khoảng một niệm, ít nhất là vượt qua trăm nghìn ức vô số thế giới, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

10. Khi ôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, còn có quan niệm tham chấp lấy thân, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

11. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, chẳng trụ trong dòng Chánh định, cho mãi đến lúc thành Phật, tôi thề khôngh chứng quả Chánh Giác.

12. Khi tôi thành Phật, hào quang của tôi còn có hạn lượng, ít nhất là chiếu thấu trăm nghìn ức vô số thế giới, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.
13. Khi tôi thành Phật, thọ mạng của tôi còn có hạn lượng, ít nhất là trăm nghìn ức vô số kiếp, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

14. Khi tôi thành Phật, nếu có người tính đếm mà biết được số Thanh Văn trong cõi nước tôi, hoặc là vô lượng Bích Chi Phật cùng nhau tính đếm trong trăm nghìn kiếp, mà biết được số Thanh Văn đó, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

15. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, có thọ mạng còn hạn lượng (trừ khi họ có bổn nguyện riêng, tự tại theo ý muốn), tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

16. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, nếu có người nghe được danh từ bất thiện, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

17. Khi tôi thành Phật, vô lượng chư Phật trong mười phương thế giới chẳng đều ngợi khen danh hiệu tôi, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

18. Khi tôi thành Phật, mười phưuwong chúng sanh chí tâm tín ngưỡng, muốn sanh về cõi nước tôi, cho đến trong mười niêm (lúc lâm chung), nếu chẳng được sanh về (trừ khi họ phạm tội ngũ nghịch, huỷ báng Chánh Pháp), tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

19. Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sanh phát tâm Bồ Đề, tu tạo công đức, nguyện sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung, nếu tôi chẳng cùng Thánh chúng hiện thân trước người đó, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

20. Khi tôi thành Phật, mười phương chúng sanh nghe danh hiệu tôi, chuyên nhớ cõi nước tôi, tu tạo công đức, chí tâm hồi hướng, muốn sanh về cõi nước tôi, nếu chẳng được như ý nguyện, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

21. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, chẳng đầy đủ 32 tướng tối của bậc đại nhân, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

22. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, sanh về cõi nước tôi cứu cánh sẽ là bậc Nhất Sanh Bổ Xứ (trừ khi họ có bổn nguyện riêng, tự tại hoá hiện), vì chúng sanh mà phát hoằng thệ nguyện, tu tạo công đức, độ thoát muôn loài, đi khắp thế giới của chư Phật tu hạnh Bồ Tát, cúng dường mười phương chư Phật, khai hoá vô lượng chúng sanh, làm cho tất cả đều được an trụ nơi đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, vượt ngoài hạnh tu của các hạng tầm thưuwongf, hiện tiền tu tập Đại nguyện của đức Phổ Hiền Bồ Tát. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

23. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, nương nơi thần lực của Phật, đi cúng dường mười phương chư Phật, trong khoảng thời gian một bữa ăn, chẳng đi khắp vô lượng vô số ức thế giới của chư Phật, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

24. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, khi ở trước mười phương chư Phật, thị hiện công đức của mình, muốn có những đồ vật cúng dường mà chẳng được đúng như ý muốn,tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

25. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, không được Nhất Thiết Trí, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

26. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, chẳng đề được thân kim cang Na La Diêm, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

27. Khi tôi thành Phật, trong cõi nước tôi, tất cả đồ dùng của Trời và Người, có hình sắc đẹp đẽ, trong sáng, màu nhiệm, không thể tính đoán mà biết được, dù là người có thiên nhãn. Nếu có người biết được danh số rõ ràng các đồ vật ấy, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

28. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, dù là người ít công đức nhất, chẳng thấy biết cây Đạo Tràng cao bốn trăm vạn do tuần, vô lượng sắc hào quang, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

29. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyế kinh pháp mà chẳng được trí huệ biện tài, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

30. Khi tôi thành Phật, nếu có người hạn lượng được trí huệ biện tài của Bồ Tát trong cõi nước tôi, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

31. Khi tôi thành Phật, cõi nước tôi thanh tịnh, tất cả nơi đều soi thấy vô lượng vô số bất khả tư nghì mười phương thế giới, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

32. Khi tôi thành Phật, trong cõi nươc tôi, từ mặt đất lên đến hư không, lâu đài, cung điện, ao nước, hoa cây, tất cả vạn vật đều là vô lượng chất báu và trăm nghìn thứ hương hợp lại mà thành, xinh đẹp kỳ diệu, mừi thơm toả khắp mười phương thế giới. Chúng Bồ Tát ngửi được mùi hương ấy thì đề tu hạnh của Phật. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

33. Khi tôi thành Phật, các chúng sanh trong vô lượng bất khả tư nghì mười phương thế giới, được ánh hào quang của tôi chiếu đến, thì thân tâm họ hoà dịu hơn cả hàng Trời và Người. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

34. Khi tôi thành Phật, các chúng sanh trong vô lượng bất khả tư nghì mười phương thế giới, nghe danh hiệu tôi, mà không được Vô Sanh Pháp Nhẫn, cùng các môn Tổng Trì thâm sâu, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.
35. Khi tôi thành Phật, các người nữ trong vô lượng bất khả tư nghì mười phương thế giới, vui mừng tin mến, phát tâm Bồ Đề, nhàm chán thân gái. Nếu sau khi mạng chung mà còn trở lại làm thân người nữ, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

36. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong vô lượng bất khả tư nghì mười phương thế giới, nghe danh hiệu tôi, vẫn thường tinh tấn tu phạm hạnh, cho mãi đến lúc thành Phật. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

37. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong vô lượng bất khả tư nghì mười phương thế giới, nghe danh hiệu tôi, cúi đầu đảnh lễ, năm vóc gieo xuống đất, vui mừng tin mến, tu hạnh Bồ Tát, thì tất cả Trời và Người đề kính trọng kẻ đó. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

38. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, muốn có y phục, thì y phục tốt đẹp và đúng pháp liền theo tâm niệm của người đó mà tự nhiên hiện đến trên thân. Nếu còn phải cắt may, nhuộm, giặt, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

39. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, thọ hưởng sự an vui không bằng vị Tỳ Kheo có Lậu Tận Thông, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

40. Khi tôi thành Phật, Trời và Người trong cõi nước tôi, tuỳ ý muốn thấy vô lượng thế giới nghiêm tịnh của mười phương chư Phật, thì liền soi thấy ở trong cây báu, đúng theo ý muốn, như là thấy mặt mình trong gương sáng. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

41. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, nghe danh hiệu tôi, từ đó cho đến lúc thành Phật mà các căn còn thiếu xấu, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

42. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, nghe danh hiệu tôi, tất cả đều được Giải Thoát Tam Muôi. An trụ nơi tam muội đó, trong khoảng một niệm, cúng dường vô lượng bất khả tư nghì chư Phật Thế Tôn mà vẫn không mất chánh niệm. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

43. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác nghe danh hiệu tôi, sau khi mạng chung, sanh vào nhà tôn quý. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

44. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, nghe danh hiệu tôi, vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, đầy đủ công đức. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

45. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, nghe danh hiệu tôi, đều được Phôt Đẳng Tam Muội. An trụ nơi tam muội đó, cho mãi đến lúc thành Phật, thường được thấy vô lượng bất khả tư nghì chư Phật. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

46. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát trong cõi nước tôi, muốn nghe pháp gì thì liền tự nhiên được nghe pháp ấy. Nếu chẳng được như thế, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.

47. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, nghe danh hiệu tôi, chẳng được đến bậc Bất thối chuyển, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.
48. Khi tôi thành Phật, chúng Bồ Tát ở cõi khác, nghe danh hiệu tôi, chẳng liền được đệ nhất Âm Hưởng Nhẫn, cùng ở nơi Phật pháp mà chẳng liền được bậc Bất thối chuyển, tôi thề không chứng quả Chánh Giác.


CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN VỀ NGUYỆN 18 – 19
CỦA ĐỨC PHẬT A-DI-ĐÀ
1. Hỏi: Thế nào là tu Tịnh độ (pháp môn Tịnh độ)?

Đáp : Pháp môn Tịnh độ là một pháp môn chuyên dùng câu “A-Di-Đà Phật” để làm chánh niệm, và dựa vào niềm tin mạnh mẽ với Phật, tu sĩ có thể được vãng sanh Cực Lạc, thoát khỏi tam giới, thoát khỏi luân hồi sinh tử, có thể đạt được từ Sơ phẩm đến Cửu phẩm, sau đó phát đại nguyện để vào Nhất sanh bổ xứ và đi độ chúng sanh cũng bằng câu niệm Phật bất hủ đó.

2. Hỏi: Nguyện 18-19 chỉ nói tin Ngài, nguyện về và niệm Ngài thì được vãng sanh về, chớ đâu có nói phải ăn chay trường giữ giới luật đâu. Vậy sao người tu Tịnh độ lại thường dạy phải ăn chay, giữ giới mới được vãng sanh?

Đáp: Đúng như vậy, nếu chỉ riêng điều nguyện 18 thì hoàn toàn không có bảo ăn chay giữ giới chi hết vì điều nguyện này thuộc về để cấp cứu những người ác, kẻ tu muộn trong giây phút lâm chung cuối cùng, giờ phút đó quá ngắn và gấp rút nên không thể dạy họ ăn chay, giữ giới, tu công đức kịp. Mà chỉ kịp tin tưởng hướng về với Phật, niệm mười câu trước lúc chết thì được vãng sanh về Cực Lạc. Đây là lòng từ nguyện lực của Phật dùng cấp cứu chúng sanh bất kể người ác hay người hiền, tu lâu hay mau. Hễ ai hướng về Ngài trong giờ lâm chung và niệm Phật một đến mười lần liền được Ngài tiếp độ. Còn ngược lại không niệm được từ một đến mười lần là hoàn toàn thất bại, là không được vãng sanh. Cho nên nếu chỉ y nguyện 18 này thì không có gì bảo đảm hết. Còn nếu người muốn được sự chắn chắn thì phải tu theo nguyện 19 mà nguyện 19 ra điều kiện đầu tiên là phải phát bồ đề tâm, là mình phải có cái tâm trãi rộng nghĩ xa, thương đến các chúng sanh tội khổ nên nguyện tu để cứu họ. Do đó bây giờ mình không ăn thịt các loài vật vì tình thương của bồ đề tâm đã phát mà không ăn thịt, tức là ăn chay. Và chính vì tâm bồ đề này nên không làm tổn hại đau khổ cho chúng sanh khác, tức là có giới luật đại thừa rồi. Và chính tình thương của tâm bồ đề nên mình hay giúp người cứu vật, đây là chính là tu các công đức. Như vậy văn nguyện 19 của Phật nói phát bồ đề là đã bao gồm ăn chay giữ giới trong đó rồi. Cho nên pháp tu Tịnh độ theo ý của văn nguyện 19 mà dạy chúng ta ăn chay trường, giữ ngũ giới, niệm Phật… Và điều nguyện này có tính cách dự bị sẵn và có bảo hiểm cho chúng ta. Nếu chúng ta làm cho đúng văn nguyện của Phật ở lúc bình thời thì lúc lâm chung có niệm Phật được hoặc không niệm kịp gì cũng được Phật hiện ra tiếp độ chứ không phải như nguyện 18 không nguyện là không được vãng sanh.

3. Hỏi: Nếu chỉ tin Phật và chuyên niệm Phật mà không ăn chay giữ giới gì hết như vậy có được vãng sanh hay không?

ü Đáp: Đây như trên đã giảng ở nguyện 18 rồi. Nếu tín niệm ở giờ lâm chung thì quyết được vãng sanh. Cho dù có được vãng sanh nhưng không có sẵn tu công đức nên chỉ sanh ở các hạ phẩm, hoa lâu nở hơn. Về hạ thì mười hai đại kiếp hoa mới nở ra. Lại khi chưa vãng sanh phải chịu nhiều sự khổ vì không giữ giới, làm ác nên nghiệp ác nó hoành hành. Còn người giữ giới khi chưa vãng sanh cũng được an lành, đến khi vãng sanh bảo đảm phẩm vị cao hơn và hoa nở nhanh hơn.

4. Hỏi: Nếu nói y theo nguyện 19 tu thì có bảo đảm của Phật. Vậy sao các giảng sư Tịnh độ cứ giảng phải niệm Phật cho được nhất tâm mới chắc được vãng sanh?

Đáp: Đúng, không sai, các giảng sư y theo nguyện 18 và khuyên các Phật tử phải niệm Phật nhất tâm thì mới được vãng sanh Tịnh độ. Nhưng phải có tín, nguyện và hạnh. Tuy nhiên các giảng sư cũng có thể đề cập đến việc niệm Phật trước phút lâm chung phải thiết tha niệm danh hiệu của đức Phật A-Di-Đà, thì Ngài cùng Thánh chúng mới đến tiếp dẫn. Còn một chi tiết nữa mà giảng sư cũng có thể đề cập đến mà các Phật tử theo dõi không kịp, đó là người được vãng sanh phải là người còn minh mẫn hoặc có sự trợ niệm của bang hộ niệm… Trường hợp người bị trúng gió, bị xe tông chết thì làm sao có đủ thời gian và biết trước để niệm Phật nhất tâm. Vậy các Phật tử muốn chắc chắn được vãng sanh thì phải song tu cả hai đại nguyện 18, 19 mới được an toàn.

5. Hỏi: Như vậy sự niệm Phật nhất tâm không phải là thiết yếu để vãng sanh hay sao?

Đáp: Đúng. Thiết yếu được vãng sanh là toàn ở nơi lòng tin và chí nguyện, còn nhất tâm là thứ yếu tăng phần phẩm vị cao mà thôi.

6. Hỏi: Như vậy có cần niệm Phật cho được nhất tâm hay không?

ü Đáp: Rất cần, vì người tu Tịnh độ phải hướng tâm đại thừa muốn mau cứu độ chúng sanh nên có tính nguyện rồi nếu được nhất tâm nữa thì quả vị vãng sanh được cao, sớm thành chánh quả mau cứu độ chúng sanh hơn. Nhưng có nhất tâm hay không cũng không ảnh hưởng đến sự vãng sanh. Đây chính là Ngẩu Ích đại sư đã chỉ trong Kinh A-Di-Đà yếu giải. Đại sư nói: “nếu niệm Phật đến nhất tâm bất loạn mà không có tín nguyện thì như tường đồng vách đá, người đó cũng không có lý do gì được vãng sanh.”

7. Hỏi: Pháp tu Tịnh độ thuộc tiểu thừa hay đại thừa?

Đáp: Về giáo là pháp đại thừa, về người hành trì thì không nhất định. Như người tin Phật, nguyện về Cực Lạc và luôn niệm Phật chỉ chuyên cho mình được vãng sanh để thoát vòng sanh tử, không làm công đức lợi tha hướng dạy người khác cùng tu. Ở đây tuy tu Tịnh độ như căn tánh ở tiểu thừa. Còn người tin Phật, tu niệm Phật nguyện về Cực Lạc và mong mõi mọi người đều tu và tìm cách hướng dẫn chỉ dạy họ tu theo, đây chính là Tịnh độ căn tánh của đại thừa.

8. Hỏi: Như vậy người tu Tịnh độ có đại thừa lẫn tiểu thừa thì sự vãng sanh có gì sai khác?

ü Đáp: Có sự khác biệt rất nhiều. Người tu Tịnh độ với căn tánh tiểu thừa thì lọt vào nguyện 18 nên khỏi cần làm công đức lợi tha, nhưng phải niệm Phật đến phút cuối cùng mới được vãng sanh nhưng phẩm vị thấp hơn. Còn người tu Tịnh độ với căn tánh đại thừa thì lọt vào nguyện 19, nên năng nổ làm công đức lợi tha hướng người cùng tu các công đức để vãng sanh, do chí nguyện rộng lớn có bồ đề tâm ứng hợp nguyện Phật nên khi chết có niệm hay không niệm đều được vãng sanh và quả vị rất cao. Như vậy chúng ta thấy được sự ích lợi của cả hai mà lựa chọn cho mình ở tiểu thừa hay đại thừa tuỳ ý.

9. Hỏi: Tôi thấy theo lý giảng trên thì tu Tịnh độ căn tánh đại thừa thì bảo đảm hơn nhưng vì tôi không có khả năng hướng dạy người tu theo thì phải làm sao?

Đáp: Không có gì mà khó, chỉ sợ mình không chịu làm đó thôi, mình không có khả năng hướng dạy người tu đó là chuyện thường vì trình độ đó phải là người có căng lành nhân duyên mới làm được. Tuy mình không trực tiếp hướng dạy được thì những kinh sánh giảng về giáo lý Tịnh độ của Phật mình mua ấn tống để tặng cho người xem coi để biết mà tu hành theo. Đó cũng là hành động đại thừa lợi tha công đức cũng đồng với sự giảng kinh… Hoặc mình mượn kinh văn pháp cho người khác cùng nghe hiểu như vậy công đức đâu có khác gì mình giảng mà nói là không làm được.
10. Hỏi: Nhưng nếu tôi muốn người cùng tu mà họ không chịu nghe theo nên tôi tự tu một mình hoặc tôi khuyên họ tu, họ không tu theo mà còn phản đối do đó tôi tu một mình cho yên thân như vậy có bị rơi vào tiểu thừa không?

Đáp: Đã lọt vào tiểu thừa rồi. Vì hướng người đó không nghe thì hướng người khác, người này phản đối thì chúng ta hướng người khác có duyên với Phật pháp, nếu chừng nào hoàn toàn không ai nghe nên buộc lòng phải tu một mình nhưng tư tưởng luôn luôn sẵn sàng muốn hướng người người cùng tu. Được tâm như vậy mới không rớt lại tiểu thừa nhưng hướng người tu mà họ không nghe cũng tại nơi mình, vì mình chỉ biết hướng tu mà thôi thì quá khô khan nên họ mới không nghe theo. Muốn hướng người tu trước hết phải dùng hạnh của Bồ Tát là bố thí nhiếp, giúp đở tài vật hoặc công sức, lời hay an ủi hướng lần lần. Như vậy người này không nghe theo thì cũng sẽ có người khác nghe theo. Nếu hành như vậy mà cũng không có người nghe theo thì chính mình là người vô duyên hướng đạo. Tuy nhiên Bồ Tát đại thừa không mất mà mình vẫn có công đức như thường.

11. Hỏi: Tại sao hướng người không nghe theo mà vẫn có công đức?

Đáp: Vì khi phát tâm thiện muốn người tu theo là đã có công đức rồi nhưng muốn họ nghe theo và tu hành thì mình được công đức trọn vẹn còn họ không nghe thì chỉ có một nửa công đức do tự tâm thiện phát khởi. Cho nên các Phật tử đừng ngại hướng người không nghe mà thối tâm, bất quá ít công đức đi một nữa, nhưng nhiều lần khuyên hướng người như vậy công đức sẽ được tăng dần lên. Giống như người buôn bán dù lời ít nhưng nhờ buôn bán được nhiều nên kết quả cũng giàu to. Chính vì vậy nên con nít nào tới chùa chơi thầy cũng kể cõi Cực Lạc cho nghe và khuyên dạy niệm Phật. Nó niệm hay không thuộc về phần nó, còn tâm tốt của thầy muốn cho chúng sanh tu niệm thì công đức cứ phát sanh đều đều, chớ đừng tưởng người không nghe theo là vô ích đâu.

12. Hỏi: Người tu Tịnh độ phải xem kinh Trì chú thêm không?

Đáp: Nếu là người xuất gia thì phải xem kinh, niệm chú thêm nhưng chánh trợ phải phân rõ, như niệm Phật bảy phần xem kinh Trì chú chừng ba phần. Hoặc xem kinh Tịnh độ cho thông suốt, rồi chỉ chuyên niệm Phật chín phần, Trì chú một phần và thỉnh thoảng xem ôn lại các kinh Tịnh độ. Vì nếu người tu Tịnh độ mà không xem kinh thì làm sao mà biết hướng người tu niệm sao cho đúng. Vì khi giảng nói đến đâu thì phải có văn kinh làm chứng mới thủ tín với chúng sanh tin được. Và nếu người xuất gia chỉ chuyên niệm Phật không xem kinh thì giáo lý Phật ai lưu truyền cho chúng sanh ở hậu lai. Cho nên bổn phận của người xuất gia phải vừa tu niệm Phật, vừa xem kinh, hoặc giảng nói kinh pháp… Còn người tu tại gia thì cũng nên cần xem những kinh cần thiết của Tịnh độ cho rõ, để tin cho vững chắc rồi sao đó chỉ chuyên âm thầm niệm Phật trong lúc làm công việc và nếu muốn cho gia đình bình an, buôn bán thuận lợi thì kiêm niệm Bồ Tát Quan Âm vào những giờ thắp hương hoặc giờ công phu buổi tối… Vì Bồ Tát có nguyện riêng của Ngài bảo hộ bình an, giúp người buôn bán, mua may bán đắt. Nếu có nguyện cầu đến Ngài, niệm hiệu Ngài, còn nếu muốn tà ma xa tránh thì niệm Trì chú đại bi khi cần.

13. Hỏi: có chổ nói chỉ cứ một lòng niệm “Nam Mô A-Di-Đà Phật” thì như thuốc Già Đà trị bá bệnh. Có nghĩa danh hiệu Phật chuyên niệm thì linh như thần chú… Hà tất phải niệm kim Trì chú hoặc niệm Bồ Tát?

Đáp: Hoà thượng Thiền Tâm đã giảng chỗ này trong quyển Mấy Điệu Sen Thanh, nói rằng: “Người niệm Phật đến mức thâm sâu thì mới được công dụng như vậy giống như võ sư thiếu lâm sử dụng kiếm, côn, giáo, gậy… đều đạt độ công hiệu nguy hiểm như nhau. Còn như người chưa phải là võ sư thì mỗi giá trị của kiếm, côn đều khác nhau. Nếu không như vậy thì ai mà bày ra nhiều thứ cho phiền. Còn chúng ta đang tu niệm chưa đến chỗ thâm nhập. Nên sự niệm Phật, niệm Bồ Tát và Trì thần chú mỗi thứ có cái dụng riêng của nó nên chúng ta cũng tuỳ theo hoàn cảnh mà ứng dụng cho thích hợp chứ không nên chấp chặt. Cũng như muốn giải quyết thoát sanh tử từ đời này thì chúng ta niệm Phật A-Di-Đà, nhưng vì do túc nghiệp đời trước chiêu cảm nên ta hay bị tai nạn này nọ làm cho ta không yên tâm để tu được. Lúc này ta phải niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cho tai qua nạn khỏi, rồi sau đó ta trở lại tu niệm Phật A-Di-Đà như ở thí dụ trên đã nói, bình thường ta tu niệm Phật A-Di-Đà, nhưng đột ngột ta gặp nạn hoả hoạn hay chìm thuyền ở sông biển thì lúc này chúng ta thành tâm ý niệm Quan Thế Âm Bồ Tát thì nhất định được Ngài đến cứu. Còn thần chú có công dụng trừ nạn ma quỷ, lúc nào cảm thấy không yên vì bị ma quấy phá thì liền chuyển niệm thần chú. Thần chú thì có rất nhiều, như chú Lăng Nghiêm, chú Đại Bi, Chuẩn Đề… Chú nào mình thích hợp thì đem ra sử dụng, nhưng phải thành tâm mới linh, chớ lúc có nạn như ma nhập mà ta cứ niệm Phật thì nó không sợ vì nó biết Phật là từ bi không đánh nó. Còn thần chú như cảnh sát hình sự, công an có cồng roi sắc và đánh phạt thẳng tay nên nó rất sợ. Chính vậy mà Phật mới dạy Trì các thần chú và niệm Quan Âm Bồ Tát. Nếu không như vậy Phật dạy chi hai ba thứ cho phiền chúng ta.
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Vấn đáp đại nguyện thứ 18 - 19 của Phật A-Di-Đà
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: HƯỚNG TU PHÁP MÔN TỊNH ĐỘ-
Chuyển đến