ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Vote_lcap10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ I_voting_bar10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Empty
Bài gửiTiêu đề: 10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ   10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ Icon_minitimeThu Oct 22, 2009 3:39 am

THẬP TỔ
THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ

Trích ở các bộ:
“Tư Tề Đại Sư Di Cảo”
“Tăng Tố Phong Thuật”
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ 10-thi10


Thiệt Hiền Đại Sư, người Thường Thục, triều Thanh tự Tư Tề hiệu Tỉnh Am.

Đại sư từ bé đã không ăn thịt. Sau khi xuất gia, ngài tham cứu câu: “Niệm Phật đó là ai ?” được tỉnh ngộ, bèn nói: “Tôi đã tỉnh giấc mơ!”.

Ngài đóng cửa thất ba năm ở chùa Chơn Tịch ngày thì xem kinh tạng, đêm lại niệm Phật.

Sau Đại Sư đến Mậu Sơn lễ tháp thờ xá lợi của Phật. Nhằm ngày kỷ niệm Phật nhập niết bàn, Đại Sư hội hiệp Tăng, Tục sắm sửa lễ cúng dường rồi ở trước Phật, ngài tự đốt ngón tay và phát 48 đại nguyện. Lúc Đại Sư phát nguyện, cảm xá lợi phóng quang.

Đại Sư có soạn văn “Phát Bồ Đề Tâm” để khuyến khích tứ chúng. Nhiều người tụng đến văn này mà rơi nước mắt.

Văn rằng:

- Trong kinh dạy: “Yếu môn nhập đạo, phát tâm làm trước. Yếu vụ tu hành, lập nguyện làm đầu”.

Phát tâm thời Phật đạo có thể thành. Lập nguyện thời chúng sanh có thể độ. Nếu chẳng phát tâm rộng lớn cùng không lập nguyện kiên cố, thời dầu trải qua vô lượng kiếp, cũng vẫn y nhiên ở trong vòng luân hồi. Dầu có tu hành cũng đều luống khổ nhọc thôi.

Kinh Hoa Nghiêm nói: “Quên mất bồ đề tâm mà tu các pháp lành đó gọi là nghiệp ma”.

Quên mất còn là nghiệp ma, huống là chưa từng phát ư! Do đó mà biết rằng: phàm muốn học Phật đạo, quyết phải phát bồ đề tâm, không được trì huỡn.

Nhưng tâm nguyện có nhiều tánh khác nhau, nay tôi vì đại chúng mà lược giải tám cách: “tà, chánh, chơn, ngụy, đại, tiểu, thiên, viên”.

1- Trong đời có người tu hành chẳng tham cứu tự tâm, chỉ biết việc ngoài: hoặc cầu tài lợi hoặc ưa danh tiếng, hoặc ham vui sướng hiện đời, hoặc trông quả báo tương lai. Phát tâm như thế gọi là “tà”.

2- Còn người tu hành mà chẳng cầu danh lợi, chẳng tham sung sướng, chẳng trông quả báo, chỉ vì thoát ly sanh tử, chỉ vì thành đạo bồ đề, đây gọi là “chánh”.

3- Niệm niệm trên cầu Phật đạo, tâm tâm dưới độ quần sanh, xem Phật đạo dài lâu mà lòng không khiếp, thấy chúng sanh khó độ mà chí chẳng sờn, như lên núi quyết đến đỉnh, như trèo tháp quyết đến chót. Phát tâm như đây gọi là “chơn”.

4- Có tội không sám hối, có lỗi chẳng chịu chừa, ngoài thời coi như trong sạch mà trong tâm nhớp nhúa, trước tinh tấn sau biếng lười, dầu cũng có tâm tốt, nhưng xen lộn danh cùng lợi, dầu có pháp lành song bị tội nghiệp làm nhiễm ô, đó gọi là “ngụy” (dối).

5- Chúng sanh giới tận, nguyện của tôi mới tận, đạo bồ đề thành, nguyện của tôi mới thành. Phát tâm như vậy gọi là “đại”.

6- Xem tam giới như ngục tù, coi sanh tử như oan gia, chỉ mong riêng mình mau giải thoát mà chẳng muốn độ người đây gọi là “tiểu”.

7- Nếu có quan niệm rằng chúng sanh và Phật đạo ở ngoài tự tâm, rồi nguyện độ nguyện thành, chẳng quên công huân chẳng dứt tri kiến. Phát tâm như thế gọi là “thiên” (lệch).

8- Biết tự tánh là chúng sanh nên nguyện độ, rõ tự tánh là Phật đạo nên nguyện thành. Chẳng thấy có một pháp nào ở ngoài tự tâm, rồi dùng tâm rỗng trống, phát nguyện rỗng trống, thực hành hạnh rỗng rang chứng quả rỗng rang, cũng không còn có thấy tướng rỗng rang(1) đây gọi là “viên”.

Tám cách phát tâm đã rành rẽ, thời nên tự xét kỷ coi mình phát tâm thuộc tánh cách nào: là tà hay ngụy ư ? Là chánh là chơn ư? Là đại là tiểu ư? Là thiên là viên ư?

Nếu nhận thấy là tà là ngụy là tiểu là thiên, thời lập tức sửa đổi. Nếu xét mình là chánh là chơn là đại là viên, thời bền chắc thêm lên. Được như vậy mới là “chơn chánh phát bồ đề tâm”.

Bồ đề tâm này là vua trong các pháp lành, nhờ mười nhơn duyên mà phát khởi:

1- Vì nghĩ đến ơn Phật - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật của ta, từ lúc tối sơ phát tâm, vì chúng ta mà hành bồ tát đạo, trong vô lượng kiếp chịu đủ sự khốn khổ. Như kinh Pháp Hoa nói: “Khắp cõi đại thiên không có chỗ nào chừng bằng hột cải mà chẳng phải là chỗ đức Phật xả thân mạng vì chúng sanh”.

Lúc ta tạo nghiệp Phật xót thương dạy dỗ, ngặt vì ta quá ngu si không biết nghe theo. Rồi ta đọa ác đạo, Phật càng xót thương muốn chịu khổ thay ta, nhưng ta vì nghiệp quá nặng không cứu vớt được.

Ta sanh làm người, Phật tìm cách cho ta trồng căn lành, Kiếp kiếp đời đời lòng Phật theo dõi ta, không lúc nào rời.

Khi Phật xuất thế ta còn trầm luân, nay đặng làm người Phật đã diệt độ. Tội chi mà sanh nhằm thời mạt pháp! Phước gì mà đặng xen dự chúng Tăng! Chướng chi mà chẳng thấy thân vàng! May gì mà đặng gặp cốt tượng!

Rồi tự nghĩ như vầy: nếu đời trước ta không từng trồng căn lành, thời do đâu mà nay được nghe Phật pháp, thời đâu biết là thường thọ ơn của Phật. Ơn đức ấy, núi cao khó sánh. Nếu ta không phát tâm hành bồ tát đạo giữ vững Phật pháp cứu độ chúng sanh, thời dầu có tan xương nát thịt cũng không đền đặng.

2- Vì nhớ ơn cha mẹ. – Than ôi cha mẹ sanh ta khó nhọc! Mười tháng mang nặng, ba năm bú mớm, ta mới nên người. Ngỡ là ta nối nắm dòng họ, thừa tự tổ tiên. Dè đâu ta đã xuất gia lấy danh Thích Tử. Không dưng cơm nước, chẳng đỡ tay chân.

Cha mẹ còn, ta không nuôi dưỡng thân người. Cha mẹ mất, ta không dắt dìu thần thức. Như vậy với đời là sự tổn lớn, với đạo lại không thiệt ích. Phải chăng đó là một tội nặng!

Rồi tự nghĩ như vầy: từ đây trăm kiếp nghìn đời ta phải thực hành Phật đạo. Thập phương tam thế ta luôn cứu khắp chúng sanh. Thế thời chẳng chỉ cha mẹ trong đời hiện tại của riêng ta, mà đa sanh phụ mẫu của ta và của mọi người đều do ta mà đặng siêu thăng. Như vậy mới đền ơn sanh thành dưỡng dục được.

3- Vì tưởng ơn Sư trưởng – Không thế gian Sư trưởng thời ta không biết lễ nghĩa. Không xuất thế Sư trưởng thời ta không hiểu Phật pháp. Không biết lễ nghĩa thời khác gì cầm thú. Không hiểu Phật pháp thời nào khác kẻ tục. Nay ta biết chút ít lễ nghĩa, hiểu đôi phần Phật pháp, ca sa che vóc, giới phẩm nhuận thân, đây là do Sư trưởng mà đặng.

Rồi tự nghĩ: nay ta thực hành đại thừa, nguyện đem sự lợi ích lớn lại cho tất cả, nối chí Sư trưởng, mà cũng là thêm lớn công đức của Sư trưởng. Như thế, mới gọi là biết ơn Sư trưởng.

4- Vì nghĩ ơn thí chủ - Đồ dùng hằng này đều không phải của mình: hai bữa cháo cơm, bốn mùa y áo, thuốc men khi bịnh, giường ghế khi mỏi… đều của người sắm cho.

Người thời hết sức cày bừa còn khó đủ ăn, ta thời ngồi an thọ thực vẫn chưa vừa lòng! Người thời dệt may chẳng nghĩ còn phải thiếu rách, ta thời y áo có thừa mà không biết giữ gìn! Người thời nhà lá vách phên, bận rộn trọn đời, ta thời đền rộng nóc cao thong thả mãn năm. Dùng sự khổ nhọc của người để cung cấp sự an nhàn cho ta, như vậy, nơi lòng chừng có an được chăng? Dùng tài lợi của người để nuôi thân mình, như vậy có thuận lẽ phải cùng chăng?

Rồi tự nghĩ: Nếu ta không lo song vận bi trí, gồm tu phước huệ, để đàn tín được nhờ, chúng sanh được độ, thời tấc vải hột cơm có ngày phải trả, địa ngục ngạ quỷ có lúc phải sa. Ta phải kiên cố bồ đề tâm mới đặng.

5- Vì biết ơn chúng sanh – Ta cùng chúng sanh từ vô thỉ đến nay làm quyến thuộc lẫn nhau, đây kia đều có ơn nghĩa với nhau. Nay dầu cách đời đổi thân, hôn mê không nhớ biết, song cứ lý mà xét thời không thể không đền đáp.

Hiện tại con vật mang lông đội sừng kia, biết đâu rằng từ trước ta đã từng làm con của nó. Loài giun, dế, bướm, ong đó, biết đâu rằng là thân sinh đời trước của ta. Đến những ai rên siết trong địa ngục, kêu gào nơi ngạ quỷ. Ta dầu không thấy không nghe mà họ tất cầu cứu cầu tế. Ngoài kinh thời không đâu bày rõ việc này được, ngoài Phật thời không ai nói rành việc đó được. Vì thế nên Bồ Tát xem kiến rận đều là quá khứ phụ mẫu, thú cầm đều là chư Phật vị lai, nên thường lo cứu độ, luôn nghĩ báo ơn.

6- Vì tưởng khổ sanh tử - Ta cùng mọi người từ nhiều kiếp đến ngày nay luôn ở trong biển sanh tử: lúc làm Trời, lúc làm người, hoặc cõi này hay thế giới khác, chết đây sanh kia, thoạt lên thoạt xuống. Ngạ quỷ sớm đi mà chiều lại; địa ngục nay ra mà mai vào. Đao sơn kiếm thọ đứt nát thân hình; đồng sôi sắt đỏ cháy rã tâm can; khóc la trong lửa, rên rỉ trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm, giây lát khổ đau bằng thế kỷ. Đương lúc đó dầu biết khổ, nhưng ăn năn sao kịp, sau khi thoát khỏi liền quên vẫn tạo tội như thường. Tâm không hằng, như lữ khách ruỗi dong, thân không định, dường cửa nhà thay đổi. Cát bụi cũng không tính được số thân đã thọ, nước biển vẫn không nhiều bằng giọt chia ly. Nếu không lời Phật, việc này ai thấy ai nghe. Nếu chẳng xem kinh, lý đó đâu hay đâu biết. Nhược bằng đời này cứ tham ái như cũ, vẫn si mê như trước, e rằng muôn kiếp nghìn đời lạc lầm mãi mãi. Thân người khó được mà dễ chết mất, giờ tốt dễ qua mà khó trở lại, chẳng may, sau này phải sa vào ác đạo lại tự mang lấy khổ, bấy giờ ai thế được cho! Nên ta phải dứt lòng sanh tử, diệt biển dục tình, độ mình độ người đồng lên bờ giác, quan hệ tại một đời này, không thể bê trễ được.

7- Vì tôn trọng tâm linh – Tâm tánh của ta cùng Thích Ca Như Lai không hai không khác. Tại sao đức Bổn Sư đã thành Phật sáng suốt tự tại, mà ta vẫn còn làm phàm phu hôn mê điên đảo? Đức Bổn Sư đủ vô lượng thần thông trí huệ, vô lượng công đức trang nghiêm tự tại giải thoát, mà ta chỉ có vô lượng nghiệp hệ vô minh, vô lượng phiền não ô trược sanh tử khổ sở!

Tâm tánh đồng một, mà vì mê với ngộ nên khác nhau như trời với vực. Ví như vô giá bửu châu vùi dưới sình lầy, xem như đất đá. Nay ta phải dùng vô lượng thiện pháp để đối trị phiền não, tu đức công thành thời tánh đức mới hiển bày. Như bửu châu được rửa sạch lau khô để trên tràng cao liền phóng quang chiếu sáng. Như vậy mới là không uổng công giáo hóa của Phật và chẳng phụ tánh linh của mình.

8- Vì sám hối nghiệp chướng – Kinh nói: “Phạm một tội kiết la, phải đọa địa ngục, bằng tuổi thọ của Tứ Thiên Vương”. Tội nhỏ còn bị báo khổ như vậy, huống là tội trọng ư?

Nay ta mỗi ngày, một cử một động thường trái giới luật, lúc ăn lúc uống luôn phạm thi la. Tính kỷ trong một ngày cũng đã nhiều tội, huống là trọn đời cho đến nhiều kiếp về trước kể sao cho xiết. Cứ lấy ngũ giới mà thẩm xét cũng chưa chắc tròn vẹn, huống là mười giới, Cụ túc giới, Bồ Tát vô lượng giới ư!

Nay ta phải hết lòng cầu ai sám hối thương mình thương người, thân khẩu tha thiết, nước mắt theo lời mà tuôn ra, mới mong tội được tiêu, khổ được thoát.

9- Vì cầu sanh Tịnh độ - Ở cõi ác trược nầy tấn tu rất khó. Vãng sanh Cực lạc thời thành Phật rất dễ. Vì khó nên nhiều kiếp chưa nên, vì dễ mà một đời đắc quả. Do cớ ấy, nên từ xưa chư Thánh chư Hiền đều xa hướng Cực Lạc, muôn kinh nghìn luận đều chỉ quy Tịnh Độ. Đời nay tu hành, không pháp môn nào hơn pháp môn này.

Trong kinh Di Đà nói: -“Ít thiện căn ít phước đức không vãng sanh được”. - Thế là nhiều thiện căn nhiều phước đức mới được sanh. Nhiều phước đức không chi bằng chấp trì danh hiệu, nhiều thiện căn chẳng chi qua phát bồ đề tâm. Niệm Phật giây lát hơn bố thí cả năm, phát bồ đề tâm hơn tu hành nhiều kiếp.

Vả lại, niệm Phật cốt mong làm Phật, nếu không phát bồ đề tâm thời niệm để làm gì? Còn phát bồ đề tâm để được tấn tu, nhưng không sanh Tịnh độ thời dễ thối, dễ thất. Nên trong kinh có lời dụ:

- Bồ Tát sơ phát tâm, với trứng cá và bông yêm la, nhơn nhiều mà quả ít.

- Gieo giống Bồ đề, vun quén bằng niệm Phật, thời đạo quả tự nhiên tăng trưởng, rồi nương thuyền đại nguyện của Phật chắc chắn vãng sanh Tịnh độ. Đã được ở Cực Lạc tức là trụ bực bất thối, từ đây, phước trí nhị nghiêm nhiệm vận mà tăng trưởng, viên mãn. Vì thế nên ta phải nhất tâm cầu sanh Tịnh độ mới được.

10- Vì hộ trì chánh pháp - Đức Bổn Sư vì ta và tất cả mà tu Bồ tát đạo trong vô lượng kiếp, làm những việc khó làm, nhẫn những điều khó nhẫn. Sau khi nhơn viên quả mãn thành Phật, một đời tận tụy dìu dắt mọi người, cặn kẽ chỉ dạy muôn loại. Khi cơ duyên giáo hóa đã xong, đức Phật nhập niết bàn.

Chánh pháp đã qua, tượng phát đã hết, nay chỉ còn mạt pháp: Có giáo pháp mà không người đắc pháp. Tà chánh không phân, phải quấy lẫn lộn. Cùng nhau cạnh tranh nhơn ngã, chẳng vì lợi thời cầu danh. Tam Bảo không còn thiệt nghĩa, suy tàn tồi tệ không nỡ thốt lời. Nghĩ đến đây khó cầm giọt lụy.

Ta là Phật tử mà không báo được ơn Phật, trong thời tự mình chẳng được lợi ích, ngoài thời vô ích với người. Sống không lợi ích cho đương thời, chết vẫn vô ích nơi tương lai. Suy nghĩ như vậy nên đau lòng xót dạ vội phát đại tâm, cùng với thiện lữ đồng đến đạo tràng tụng lời sám hối, lập thành pháp hội. Phát 48 điều nguyện, nguyện quyết độ sanh, nguyện được thành Phật. Mãn báo thân này thệ về Cực Lạc, để được lên chín phẩm, để được dự thánh lưu, để được chứng vô sanh, để được trụ bất thối.

Rồi nương thuyền bổn nguyện trở lại Ta Bà làm cho Phật nhựt trùng huy, pháp luân thường chuyển…

Tám cách và mười duyên đã biết đủ, thời chỗ phát tâm xu hướng, đã có nẻo có đường. Trông mong đại chúng lân mẫn lòng chơn thành tha thiết của tôi, mà cùng tôi đồng lập đại nguyện, đồng phát đại tâm. Nếu chưa phát thời nay phát, nếu phát rồi thời nay tăng trưởng, nếu đã tăng trưởng thời làm cho được tương tục. Chớ thấy khó mà khiếp sợ. Chớ thấy dễ mà xem thường. Chớ dục tốc mà không bền. Chớ giải đãi mà không được. Cũng đừng vì dốt tối mà trọn không phát tâm, cũng đừng vì trí cạn chướng dày mà tự hèn tự bỏ. Ví như trồng cây, trồng lâu ngày thời rễ cạn lần sau. Lại như mài dao, mài bền thời lưỡi lụt lần bén. Đâu có lẽ vì rễ cạn nông mà bỏ khô không trồng, dao lụt để vậy cho thành đồ vô dụng!

Còn nếu cho tu hành cực khổ, thời chưa biết rằng biếng lười càng khổ cực hơn. Vì tu hành, dầu tạm thời cần lao nơi hiện tại, nhưng rồi được vĩnh viễn an lạc ở tương lai. Còn biếng lười trộm an nhàn một đời nay, song rồi phải nhiều đời khổ lụy.

Huống là dùng Tịnh độ làm châu hàng thời lo gì thối chuyển, lại đặng vô sanh làm nhẫn nhục sợ gì gian nan.

Chớ nói tâm niệm vô thường rồi không phát, cũng đừng cho luống nguyện vô ích mà không nguyện.

Phải biết tâm chơn thời quả thiệt, nguyện lớn thời hạnh sâu. Hư không kia không rộng lớn bằng tự tâm, kim cương nọ không bền bằng nguyện lực.

Đại chúng nếu không chê bỏ lời tôi, thời từ nay chúng ta là quyến thuộc bồ đề, làm bạn lành Tịnh độ. Nguyện cùng nhau đồng sanh Cực lạc đồng hầu Di Đà, đồng độ chúng sanh đồng thành chánh giác.

Ít lúc sau, Đại Sư trụ chùa Tiên Lâm ở Hàng Châu.

Năm Ủng Chánh thứ 7, Đại Sư lập Liên Xã làm văn thệ giữ chúng, lấy trọn đời làm hẹn. Chia ngày đêm làm 20 phần: 10 trì danh, 9 phần quán tưởng, 1 phần lễ sám.

Có nhà tu thiền đến hỏi về chỉ thú niệm Phật. Đại Sư khai thị: “Một câu A Di Đà Phật là đầu tắc công án, không thương lượng gì khác, thẳng liền quyết phán. Như đống lửa lớn, nhảy vào liền cháy. Như gươm Thái A, xuông đến thì dứt rời. Tám muôn bốn nghìn pháp môn, không ngoài sáu chữ. Một nghìn bảy trăm công án, một câu đủ đoán. Mặc ai không ưa nghe Phật, ta tự niệm niệm nhớ Phật. Xin ông bất tất nhiều lời, chỉ nên nhất tâm bất loạn”.

Năm Ủng Chánh thứ II, ngày mùng 8 tháng chạp. Đại Sư bảo đại chúng rằng: “ Tháng tư sang năm thời ta đi ”. Rồi Đại Sư đóng cửa thất mỗi ngày niệm Phật mười vạn câu.

Sang năm, ngày 12 tháng 4, Đại Sư nói với các đệ tử rằng: “Từ đầu tháng tới nay, tôi hai lần thấy Cực Lạc Tam Thánh. Tôi sẽ vãng sanh!”. Rồi Đại Sư viết bài kệ để từ biệt chúng.

Qua ngày kế, Đại Sư không ăn uống, cứ nhắm mắt ngồi ngay thẳng. Đến canh năm, Đại Sư tắm rửa thay y áo. Qua ngày sau tức là ngày 14, gần giờ ngọ, Đại Sư quay mặt về hướng Tây nhắm mắt yên lặng. Đại chúng Tăng Tục các nơi hội về đông như chợ. Đại Sư bỗng mở mắt nhìn mọi người mà bảo rằng: “Tôi về Cực Lạc không bao lâu tôi sẽ trở lại. Thoát ly sanh tử là việc lớn, mọi người nên tự giữ lòng thanh tịnh siêng niệm Phật là được”.

Dặn xong, Đại Sư chấp tay xướng to hồng danh của Phật rồi tịch. Thọ bốn mươi chín tuổi.
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
10 - THẬP TỔ THIỆT HIỀN ĐẠI SƯ
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tụng Kinh Pháp Hoa - Phẩm Tựa - Quyển I (Thầy Thích Trí Thoát tụng)
» Khuyến Tu Tịnh Độ Thiết Yếu
» Khuyến tu Tịnh Độ thiết yếu
» Chất gì cần thiết cho răng?
» Chí Rộng Khắp Hư Không, Tình Từ Bi Tha Thiết

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: CÁC VỊ TỔ TỊNH ĐỘ TÔNG-
Chuyển đến