ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
Diệt ngã         Vote_lcapDiệt ngã         I_voting_barDiệt ngã         Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
Diệt ngã         Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 Diệt ngã

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Diệt ngã         Empty
Bài gửiTiêu đề: Diệt ngã    Diệt ngã         Icon_minitimeThu Jun 09, 2011 2:42 am

Hỏi: Kính thưa Thầy! Thầy dạy: “Đạo Phật là Đạo diệt ngã”. Con hiểu rằng muốn diệt ngã là phải tu đức nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là để không gặp đối kháng trong đời, để khỏi hao phí lực.

Đáp: Đúng vậy, con đã hiểu đúng ý Thầy dạy phần thứ nhất (không hao phí lực).

Phần thứ hai: nhẫn nhục là tu tâm từ bi; tùy thuận là tu tâm xả; bằng lòng là tu tâm hỷ. Do thế tâm hồn con mới được an lạc thanh thản và giải thoát.

Phần thứ ba: nhẫn nhục, tùy thuận, bằng lòng là giúp con tu tập ly dục, ly các ác pháp; ly dục ly các ác pháp, tức là diệt ngã. Cho nên người tu sĩ không ly dục ly ác pháp, thì không bao giờ diệt ngã được, nhưng ly dục ly ác pháp phải có những pháp hành đúng đắn, nếu không có pháp hành đúng đắn thì sẽ bị phí sức, đôi khi còn lạc vào thiền ức chế tâm, đã không có được giải thoát mà còn sanh bệnh tật rất nguy hại và hiểm nghèo.

Sự tu tập theo Phật giáo phải có thiện hữu tri thức (người đã tu xong), hướng dẫn thì sự tu tập diệt ngã xả tâm không có phí sức.

Bởi vì, tu theo giáo pháp của đức Phật, rất nhẹ nhàng, không có khó khăn không có mệt nhọc, không có phí sức.
Còn tu sai không đúng pháp thì phí sức nên sanh ra lười biếng, hôn trầm, thùy miên, trạo cử, mệt nhọc, tinh thần thiếu sáng suốt, lờ đờ, không tỉnh giác, hay quên trước, quên sau, lẫn lộn, v.v....

Còn tu đúng pháp thì thân tâm nhẹ nhàng, an lạc, thoái mái, dễ chịu, thích tu, siêng năng tinh tấn, không lười biếng, nhất là lúc nào tâm hồn cũng thanh thản, an lạc, hân hoan và vô sự.

Tu đúng pháp thì sức khỏe dồi dào, ít bệnh tật. Tuy rằng, ngày ăn một bữa cơm, không ăn uống lặt vặt, phi thời nhưng sức khỏe không bị tổn giảm.

Cho nên tu theo pháp của đức Phật liền có sự giải thoát nơi thân tâm, nếu không có giải thoát ngay liền, thì đó là chúng ta đã tu sai, cần nên tu sửa trở lại cho đúng cách.

Người tu theo đạo Phật không sợ lạc lối, không sợ tu sai pháp. Vì đạo Phật xây dựng giáo lý của mình trên nền tảng đạo đức làm người, không làm khổ mình, khổ người. Vì thế mỗi hành động thân, khẩu, ý đều xuất phát đầy đủ trọn vẹn thiện pháp.
Người sống trọn vẹn đầy đủ thiện pháp, là người hạnh phúc nhất thế gian, do đó không còn sự khổ đau nào xâm chiếm tâm hồn họ được.

Vì vậy khi bắt đầu tu, là phải sống trong thiện pháp, một thiện pháp được sống và tăng trưởng thì một ác pháp được đẩy lui và diệt trừ. Một ác pháp được đẩy lui và diệt trừ, thì ngay đó chúng ta có tìm thấy sự giải thoát không? Chắc chắn là có, như vậy chúng ta tu tập theo Phật giáo làm sao sợ sai pháp được? Làm sao đi lạc lối được? Có tu là có giải thoát, có sống là có đạo đức làm người, không làm khổ mình khổ người. Phải không hỡi các con?
(Đường Về Xứ Phật tập III)
vvvv
ĐỨC NHẪN NHỤC TÙY THUẬN VÀ BẰNG LÒNG

1) Sống biết nhẫn nhục. Đa số mọi người chịu nhẫn nhục nén lòng khi thấy mình yếu kém hơn, nhỏ con hơn, yếu thế hơn,… Nhưng nhẫn nhục như vậy là nén lòng, tuy nhẫn nhục nhưng trong lòng vẫn bực tức sân giận. Còn người biết sống thương yêu nhẫn nhục, họ nhẫn nhục vì thương yêu mình, thương yêu người.

Họ nghĩ rằng khi ai đánh mình, chửi mình, nói xấu, chê bai, chỉ trích mình, hiếp đáp, đe dọa… thì mình im lặng, im lặng để không có sự cãi cọ đôi bên, gây thêm thù hận, cãi cọ sẽ làm cho đôi bên tức giận dẫn đến chửi nhau, đánh nhau, sẽ có người bị thương tích, rồi bị mời lên công an, ra tòa, mất thời gian, rồi bực tức suốt đời, ăn không ngon, ngủ không yên,…Nếu phản ứng lại sẽ còn làm cho người giận hơn, thù hơn,…

Do hiểu rõ tác hại như vậy mà mình sống thương yêu nhẫn nhục. Đó là mình thương yêu giúp cho người kia cũng bớt đi lòng thù hận, bực tức. Đức này là đức thương yêu nhẫn nhục.

2) Sống biết bỏ cái tôi đi, bỏ cái thói quen luôn cho mình đúng, luôn bảo vệ ý kiến của mình. Con người ai cũng bị kẹt vào cái tôi này mà đánh mất lòng thương yêu hằng ngày cả trăm ngàn cơ hội. Càng lớn tuổi thì cái tôi càng lớn, càng học nhiều, đọc nhiều, kinh nghiệm nhiều thì cái tôi càng lớn. Không muốn lắng nghe ai, không biết nhường nhịn ai, luôn thấy lỗi người khác, ai nói trái ý mình thì lên tiếng ngay bảo vệ ý mình cho bằng được. Chính vì vậy mà đánh mất lòng thương yêu.

Nếu biết áp dụng đức tùy thuận thì chúng ta sẽ làm cho người khác vui. Đó là biết sống có thương yêu, bởi vì ai cũng muốn đúng, mình tùy thuận, nghe theo, làm theo ý của người đó là mình làm cho người vui, người vui thì mình vui chứ sao. Đức này là đức tùy thuận.

• Sống biết tùy thuận là sống làm theo ý kiến, lời nói, yêu cầu hay hành động của người khác. Ai cũng luôn cho mình đúng, cái của mình bao giờ cũng tốt, cũng ngon, cũng nhất, cũng hay hơn,... Cho nên ai nói, hay làm trái ý thì giận hoặc liền ngay đó nói lên ý của mình ngay và bảo vệ ý đó.

Ngay chổ này con người đã đánh mất lòng thương yêu. Vì khi bị ai nói trái ý thì ai cũng giận, cũng tự ái cả, mình cũng vậy thì người khác cũng vậy. Do vậy chúng ta hãy bỏ cái tôi xuống mà tùy thuận theo ý của người khác là chúng ta sống biết thương yêu.

Ví dụ: Khi đến nhà người khác ăn thì mở miệng chê là món này mặn, lạt, cay, chua, ngọt quá, đánh giá đủ thứ… Mỗi người do đặc tướng khác nhau cho nên cái lưỡi cũng khác nhau, tại sao mình cứ nghĩ rằng cái gì của mình cũng là đúng nhất. Người ta bỏ hàng giờ ra nấu ăn, trổ hết tài ra, sử dụng mọi thứ ngon nhất để nấu, nêm nếm ngon vừa miệng họ, đặt tình thương của họ vào trong món ăn. Vậy mà mình vì cái tính kiêu ngạo, quen miệng chê bai khi thấy trái ý một chút đã làm cho người khác buồn. Người hay chê bai như vậy lần sau chắc không được mời đến ăn nữa.

Người như vậy ít bạn, thường sống cô đơn vì không ai muốn gần. Đức này là đức tùy thuận.

3) Luôn vui vẻ bằng lòng với mọi lời nói, việc làm và suy nghĩ của người khác, không còn cố chấp vào ý của mình là đúng nữa mà chỉ biết sống tùy thuận vào người khác. Lấy niềm vui và hạnh phúc của người làm niềm vui của mình. Đó là đức bằng lòng.
Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
Diệt ngã
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: PHẬT NGÔN-
Chuyển đến