ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI


 
Trang ChínhPortalGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Top posters
Admin (4647)
THIỂU DỤC TRI TÚC Vote_lcapTHIỂU DỤC TRI TÚC I_voting_barTHIỂU DỤC TRI TÚC Vote_rcap 
Latest topics
» TÂM XÃ LÀ GÌ?
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» 8 CON ĐƯỜNG CAO QUÝ ĐƯA TA ĐẾN GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:48 am

» TÂM CHAY LÀ GÌ?
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:45 am

» GIẢI NGHĨA:VỀ CAO TẦNG CỔ TỔ 9 ĐỜI
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:44 am

» GIẢI NGHĨA :BÀI NGUYỆN HƯƠNG TRƯỚC CỬU HUYỀN THẤT TỔ
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Apr 02, 2024 2:43 am

» Phải Thiệt Ăn Chay, Không Ăn Ngũ Vị Tân, Tụng Kinh Là Gì.. Hòa Thượng Thích Trí Tịnh,95 Tuổi
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 4:00 am

» Hòa Thượng Thích Trí Tịnh kể chuyện bị quỷ vương tuyên chiến
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:56 am

» Lễ Khánh Tuế Hòa Thượng Thích Trí Tịnh - 95 Tuổi
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:54 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:53 am

» KHAI THỊ CHÚC TẾT 2010 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:52 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2012 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:51 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2013 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2008 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:50 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2011 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:49 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 1993 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:48 am

» KHAI THỊ KHÁNH TUẾ 2009 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:45 am

» VẤN ĐÁP PHẬT PHÁP 1994 | HT THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» PHÁP MÔN NIỆM PHẬT- HÒA THƯỢNG THÍCH TRÍ TỊNH
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:44 am

» HƯƠNG QUÊ CỰC LẠC Trọn bộ | Hoà Thượng Thích Thiền Tâm
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:39 am

» Tịnh Độ Quyết Nghi (Trọn bộ) - HT Thích Thiền Tâm
THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeby Admin Tue Oct 11, 2022 3:38 am


 

 THIỂU DỤC TRI TÚC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin

Admin


Nam Libra Rooster
Tổng số bài gửi : 4647
Points : 12281
Reputation : 0
Birthday : 19/10/1981
Join date : 23/08/2009
Age : 42
Đến từ : TÂN CHÂU
Job/hobbies : KỸ SƯ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

THIỂU DỤC TRI TÚC Empty
Bài gửiTiêu đề: THIỂU DỤC TRI TÚC   THIỂU DỤC TRI TÚC Icon_minitimeThu Jun 09, 2011 2:47 am

"Thiểu dục tri túc" được gọi là "giới thứ nhất" của người xuất gia và Phật tử tại gia. Áp dụng thiểu dục tri túc vào cuộc sống thì hành giả tự thăng tiến theo tiêu đích mà mình đã chọn; ngược lại, thì tự đào thải mình ra khỏi con đường giải thoát, quay về với con đường sinh tử khổ đau của thế nhân. Phải biết, thiểu dục tri túc có tác dụng ngăn ngừa những pháp hữu lậu, bất thiện pháp phát sinh, bào mòn những vi tế vô minh ái thủ từ vô lượng kiếp, an trú Vô dư Niết-bàn. Chính thiểu dục tri túc có tác dụng lớn như vậy, nên người viết xin lược nói về đề tài này.
Trước hết, ở đây ta cần tìm hiểu "dục" là cái gì? Nó có ý nghĩa như thế nào mà ta cần phải "thiểu dục"?
"Dục" là sự tham lam, ham muốn được thỏa mãn. "Dục" cũng còn gọi là Ái, tức sự thèm khát. Dục có 3 loại là Dục hữu (ham muốn các dục), Sắc hữu (ưa thích sự hiện hữu) và Vô sắc hữu (ưa thích sự không hiện hữu). Riêng với phạm vi con người thì Dục không ra ngoài năm loại chính là tài (tiền tài, vật chất), sắc (sắc đẹp), danh (địa vị, danh vọng), thực (ăn uống) và thụy (ngủ nghỉ).
Người đời phần nhiều cho rằng "dục đem lại hạnh phúc khi hoàn toàn được thỏa mãn" và "dục là khổ, chỉ là lập luận của những kẻ bất hạnh luôn luôn thất bại trên đường đời, nên cuối cùng trở thành bi quan yếm thế, không dám hưởng thụ, không dám hi vọng, chờ đợi một tia sáng nào nơi sự sống"(1). Đây là lối nhìn còn phiến diện.
Vậy Dục theo quan điểm của Phật giáo như thế nào?
Trong kinh Nikàya, đức Phật định nghĩa: "Dục vọng như mũi tên, như cục bướu, như bệnh khổ, như hố than hừng". Và người đã thoát dục vọng được Ngài ví như "người đã khỏi bệnh, đã được cởi trói, đã ra khỏi tù ngục, đã trả hết nợ, đã được tự do"(2). "Đối với đức Phật, dục vọng không những đem lại đau khổ, làm nhân cho khổ, mà dục vọng và khổ không hai không khác"(3). Dù cho người ta không thừa nhận dục lạc là khổ thì nó vẫn khổ, vẫn bất an, nó vẫn rơi vào trong Khổ khổ, Hành khổ và Hoại khổ. Khi nói về "dục khổ", chính là nói đến Hoại khổ, vì các pháp đều do duyên sinh, biến diệt trong từng sát-na, nhưng con người do không nhận chân được như vậy mà sinh ra đau khổ. "Ngũ uẩn trói buộc là khổ" là ý này vậy. Vì bản ngã, vì cái tôi mà con người không thừa nhận năm dục là khổ. Chính cái tôi là con đẻ của dục vọng, là nguyên nhân đưa đến những đau khổ hoặc xa, hoặc gần. Những khoái cảm, những lạc thú đó là sản phẩm của cái tôi, của tự ngã. Vì thế nên không thấy được dục lạc chỉ là bệnh khổ, là mũi tên, là thuốc độc, là cục bướu, là hố than hừng. Phật lấy một ví dụ: một người bị bệnh phong hủi hành hạ, khi nổi cơn ngứa, anh ta cào cấu những mụt nhọt trên thân cho chảy máu, rồi hơ vết thương lên hố than hừng. Trong khi làm như vậy, anh ta cảm thấy khoái vô cùng vì đã ngứa. Ngược lại, một người đã lành bệnh, hoặc một người vô bệnh, nếu đưa anh ta đến bên đống than hồng, bắt cào da cho chảy máu, thì anh ta sẽ kêu la trốn chạy. Vì sao? Bởi vì máu me và lửa hừng tự bản chất là khổ, đối với người vô bệnh. Nhưng đối với người bị bệnh cùi, do cơn đau hành hạ, anh ta lại có ảo tưởng khoái lạc đối với những thứ mà thực chất chỉ thuần là khổ, đó là do cái nghiệp của anh ta. Dục vọng cũng như vậy, người còn xiềng xích trong cõi Dục mới xem đó là khoái lạc, nhưng với người đã giải thoát, thì dục chính là khổ, bất kể được thỏa mãn hay không. Bởi vì, ngay được thỏa mãn mọi dục vọng, cái khổ căn đế vẫn còn nguyên, ấy là cấu tạo tâm sinh lý của con người khiến cho nó phải được nuôi dưỡng bằng dục, lấy dục làm dưỡng chất(4).
Tại đây, ta thấy được bộ mặt thật của năm dục nó chỉ là những ảo ảnh trá hình, vốn không thật có. Hãy nghe Phật dạy:
"Đa dục vi khổ
Sanh tử bì lao
Tùng tham dục khởi
Thiểu dục vô vi
Thân tâm tự tại".
(Muốn nhiều là khổ, sinh tử cực nhọc, là vì ham muốn. Nếu ít ham muốn, cũng không buông tha, thì thân và tâm, tự tại tất cả – K. Bát đại nhân giác – HT. Trí Quang dịch)
Dục vọng chính là bản chất của khổ. Khi được thỏa mãn thì chính là Hành khổ thuộc lạc thọ, khi không thỏa mãn thì chỉ là Khổ khổ thuộc khổ thọ. Hoặc khi hạnh phúc biến mất là Hoại khổ thuộc bất khổ bất lạc thọ. Chính vì dục vọng mà chúng sanh trong hiện tại trong mỗi sát-na luân hồi qua bao nhiêu cảnh giới mà không hề hay biết. Khi thân hoại mạng chung đọa vào tam đồ bát nạn đều là khổ vậy.
Muốn hết khổ, chúng ta phải thiểu dục, muốn thiểu dục thì cần phải tri túc. Nội dung của thiểu dục tri túc là con đường trung đạo. Nội dung của trung đạo được gói trọn trong Đạo đế, nội dung của Đạo đế chính là Bát chánh đạo. Tư tưởng của Bát chánh đạo do chánh kiến hướng dẫn. Có chánh kiến hướng dẫn hành giả mới đi theo con đường xuất ly thế gian, siêu xuất tam giới, con đường vượt qua nhị biên, chứng nhập Niết-bàn. Chúng ta tìm về điểm xuất xứ của thiểu dục tri túc để hiểu thêm.
Sau khi thành đạo, đức Phật ngồi dưới cội Bồ-đề 49 ngày đêm sống trong chánh định giải thoát, Ngài quyết định đem giáo pháp mà ngài đã chứng ngộ tuyên thuyết cho đời. Đức Phật liền rời cội cây Bồ-đề ở Ư-lâu-tần-loa (Uruvela) tiến về vườn Nai (Migadaya) chỗ Chư Thiên đoạ xứ (Isipatana) để độ cho năm anh em Kiều Trần Như (Kodãnnã). Mở đầu bài Sơ chuyển pháp luân, đức Phật dạy: "Này Kiều Trần Như! Năm ông hiện nay đang mắc phải một cái bệnh hiểm nghèo là bệnh chấp chặt một phía. Bắt nhục thể chịu khổ chỉ càng khiến tâm thần thêm rối loạn. Trái lại, cho thân trọng bên này hay bên kia, đều không thể thành tựu đại đạo căn bản. Vấn đề này, Ta đã thấu rõ khi còn ở trong vương cung và khi Ta cùng các ông tu khổ hạnh sáu năm. Xa lìa ép xác khổ hạnh lẫn dục lạc, đó là con đường Trung đạo, đưa đến giác ngộ tối cao" (Cao Hữu Đính, Phật và Thánh chúng, Nxb. Thuận Hoá, 1996; tr.54).
Con đường trung đạo chính là nội dung của thiểu dục tri túc mà đức Phật đã phát hiện ra qua sự chứng ngộ và kinh nghiệm khi Ngài còn là thái tử sống trong hoàng cung với đầy đủ năm món dục lạc và sáu năm ép xác khổ hạnh. Và thế là cả cuộc đời Ngài sống trong thiểu dục tri túc, giảng dạy hạnh tri túc:
"Tâm vô yếm túc
Duy đắc đa cầu
Tăng trưởng tội ác.
Bồ-tát bất nhĩ
Thường niệm tri túc
An bần thủ đạo
Duy tuệ thị nghiệp".

(Lòng không biết đủ, thì chỉ có được, một việc mà thôi, Là nhiều mong cầu, tăng thêm tội ác. Bồ-tát ngược lại, thường nghĩ vừa đủ, an phận thanh bần, giữ gìn đạo hạnh, chỉ duy tuệ giác, mới là sự nghiệp – HT. Trí Quang dịch).
Nếu mong cầu nhiều thì khổ nhiều. Bồ-tát là những người tu theo pháp thiểu dục tri túc, thường sống biết đủ theo hạnh thanh cao. Ngày đêm quán sát: "Một ngày đã qua, thân mạng lại giảm dần, như cá thiếu nước, có vui sướng gì!". Chính vì thế mà đối với tài, sắc, danh, thực và thuỵ, tâm không vướng bận; sắc, thanh, hương, vị, xúc không thể cám dỗ được. Chư Tổ dạy: "Chúc khứ phạn lai, mạc bả quang âm giá diện mục. Chung thinh bản hưởng, thường vi sinh tử giá tâm đầu" (Cháo đi cơm lại, đừng để tháng ngày che mờ diện mục. Nghe chuông kêu bảng đánh, thường đem chuyện sinh tử treo ở đầu tâm). Có như thế mới biết thân mạng vô thường mau chóng. Có đó rồi không, bỗng chốc đã qua một đời khác: "Ngay nơi ý nghĩ này cứ dong ruỗi tiếp nối sang ý nghĩ khác, chuyển biến cực kỳ mau chóng. Chỉ trong một sát-na thôi đã qua đời khác rồi, còn đâu nữa! Như vậy mà cứ an nhiên hưởng thọ dục lạc để đời mình trôi đi một cách vô ích hay sao?" (Quy Sơn cảnh sách văn).

Khổ nỗi, lời Tổ còn đó mà lòng người đã quên, cứ chạy theo khoái cảm của giác quan mà càng ngày càng không thấy đủ, không biết nhàm chán. Đặc biệt là đối với sắc dục, thì nguy hại biết bao! Đức Phật dạy: "Ta không thấy một sắc, một thanh, một hương, một vị, một xúc nào khác, này các Tỳ-kheo, xâm chiếm, ngự trị tâm đàn ông, này các Tỳ-kheo, như sắc đàn bà. Này các Tỳ-kheo, sắc người đàn bà, xâm chiếm và ngự trị tâm người đàn ông" (Kinh Tăng chi bộ, tập I, phẩm Sắc).

Phải chăng, muốn vượt qua cửa ải của tài, sắc, danh, thực, thuỵ hay sắc, thanh, hương, vị, xúc là phải tu hạnh thiểu dục tri túc? Đúng vậy! Thiểu dục tri túc có một công năng rất lớn, là nội dung của trung đạo, đi theo đúng với lời Phật dạy: "Chớ có hành trì dục lạc hạ liệt, đê tiện, phàm phu, không xứng đáng bậc thánh, không liên hệ mục đích. Từ bỏ hai cực đoan ấy, có con đường trung đạo đã được Như lai giác ngộ, tác thành mắt, tác thành trí, đưa đến an tịnh, thượng trí, giác ngộ, Niết-bàn" (Kinh Trung bộ III, tr.443)

Cố Hoà thượng Thích Thiện Siêu, lần cuối cùng kiết giới an cư tại giảng đường Từ Đàm, đã nói: "Phải sống theo thiểu dục tri túc mới tạo điều kiện cho hàng Phật tử tại gia thân cận, nương theo để tu tập". Và Ngài dạy thêm: "Có 3 điều tri túc căn bản: 1. Đạm bạc trong ăn mặc; 2. Tiết kiệm trong việc tiêu dùng của cải; 3. Không ham ngủ nghỉ". "Đạm bạc" và "tiết kiệm" là một trong những phong thái của người xưa, và đã trở thành quy cũ của chốn thiền môn. Có vị Tăng đời Đường: "Ngài Huệ Hưu kính cẩn ba nghiệp, giữ tụng sáu thời, tuân giới cấm, giữ đạo hạnh, càng già càng cố gắng. Y phục vừa đặng che thân, khăn vắt trên vách, mang một đôi giày bằng vải hơn 30 năm, gặp chỗ nào dễ đi thì đi chân không. Người hỏi sao vậy? Ông trả lời: của tín thí khó tiêu". (Thích Hành Trụ, Sa-di luật giải, 1964).

"Lại nữa, đời nhà Đường, đức Thông Huệ Thiền sư sau khi ngộ đạo, tuổi già, duy một quấn, một mền, đôi giày bằng gai; hai chục năm áo vá nhiều lớp, mùa đông mùa hạ không đổi".
(Thích Hành Trụ, Sđd).
"Ngài Tả Khê Tôn giả, một y thất điều hơn bốn mươi năm, một Ni-sư-đàn trọn đời chẳng đổi. Khi ông ăn cơm rồi, rửa bát, thì bầy khỉ dành bưng; lúc ông tụng kinh thì các chim xoè cánh che mát. Các bậc cao đức như đã kể, không phải bậc thánh cũng bậc hiền còn xét mình trọng đức đến thế. Huống hồ chúng ta là phàm phu, mà chẳng dè dặt thân tâm tích đức hay sao?".
(Thích Hành Trụ, Sđd).

Những gương đạo cao đức trọng của các Ngài thì kể không thể nào hết được. Thế nhưng các Ngài vẫn tiết chế, đạm bạc trong ăn uống. Ngay như "Vũ vương nhà Hạ mà vẫn còn mặc áo xấu. Công Tôn Hoằng chỉ dùng áo ngủ bằng vải. Sang như đế vương, đại thần, đáng dùng mà không dùng, thì người hành đạo đâu được ngược lại, ham muốn sắc phục hoa mỹ!". (Thích Trí Quang dịch, Sa di giới và Sa di ni giới). Chính vì thế mà câu nói vui để chỉ sự ăn uống đạm bạc đơn sơ trong đời hành đạo của Cố HT. Thích Thiện Siêu: "Sáng muống, chiều môn, môn muống muống; chiều môn, môn muống, muống môn môn" như là một lời pháp đối với những người Tăng Ni tân học như chúng ta. Hình ảnh và cuộc đời giản dị của Ngài in đậm trong câu nói đó. Một câu nói vi tiếu nhưng chứa đựng biết bao nhiêu điều kỳ diệu của chốn thiền môn

Và "không ham ngủ nghỉ" để "thích thú học hỏi kinh điển", để "siêng năng lễ Phật, tụng kinh", để "tận tuỵ phục vụ đạo pháp và dân tộc". Phải chăng đây chính là tôn chỉ của Cố Trưởng lão Hoà thượng? Bởi lẽ, ngay trong ngày kiết giới an cư, mặc dù thân đang bệnh nặng, Ngài vẫn dạy cho Tăng Ni tu học trong giọng nói sang sảng!

Hơn thế nữa, chính cuộc đời siêng năng học hỏi giáo lý đức Phật của Cố Hoà thượng không thôi cũng đủ làm cho ta suốt đời phải kính phục. Bởi Hoà thượng thường dạy "bất sỉ hạ vấn". Không có gì phải xấu hổ khi cúi mình để học hỏi, đó là tinh thần mà Hòa thượng làm được. Cho nên, muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học, đó là điều tất nhiên; huống nữa là thích thú học hỏi. Thích thú ở đây không phải là ý nghĩa "dục" trong chiều hướng đi xuống, mà là trong chiều hướng đi lên – "dục như ý túc". Chính tôi đã bắt gặp tinh thần thích thú học hỏi này của Hoà thượng: Có nhiều lần sắp đến giờ Bố-tát rồi mà Hoà thượng vẫn còn say sưa trong công tác dịch thuật kinh điển. Nhưng đến khi tôi lên chánh điện, Hoà thượng đã ngồi ở trên đó rồi!

Còn gì nữa? "Siêng năng lễ Phật tụng kinh", Hoà thượng dạy: "Là một tu sĩ, phải siêng năng niệm Phật tụng kinh. Như thế mới tìm thấy hạnh phúc đích thực, mới tìm thấy được pháp lạc trong sự tu tập. Khi lạy Phật, phải lạy cho đều. Đến khi vị duy-na đánh một tiếng chuông thì mới đứng dậy. Khi đó cả chúng mới đều được. Nếu không như vậy thì giống như mấy bà nhai trầu, bạ đâu lạy đó, bạ đâu vái đó, tức cười lắm".

Và điều cuối cùng của ý nghĩa "không ham ngủ nghỉ" của Hoà thượng dạy chính là "để tận tuỵ phục vụ đạo pháp và dân tộc". Tận tuỵ phục vụ tức là sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà Đạo pháp và dân tộc cần. Tinh thần này tôi cũng bắt gặp quá rõ ở nơi Cố Hoà thượng: Dù tuổi già sức yếu, nhưng Ngài cũng đã hi sinh, đứng ra mở trường Cơ bản Phật học (nay là Trung cấp Phật học), Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế. Nhưng Ngài không chỉ khai sinh, mà còn xây dựng: nào là giảng đường Học viện, thư viện, nào là thiền đường, tăng xá... Về phía dân tộc, Ngài đã ứng cử Quốc hội ba khoá liền. Điều đó chứng tỏ, Hoà thượng làm bất cứ việc gì đáng làm. Đó là tôn chỉ của Cố Hoà thượng vậy.

Cuộc đời của Cố Hoà thượng là sự thể hiện của "tri hành hợp nhất", lời nói đi đôi với việc làm. Mỗi lời nói và hành động luôn luôn được chánh kiến dắt dẫn. Cố Hoà thượng là một tấm gương thể hiện thiểu dục, tri túc rõ nét nhất. Cơn bệnh nặng vẫn không làm cho Hoà thượng bệnh. Nhờ hành thiểu dục, tri túc nên Hoà thượng không khởi lên khổ não khi cơn bệnh hành hạ, cũng không lo cho cơn bệnh không khỏi. Chính khi ở bệnh viện Trung ương, Huế, Hoà thượng đã từng nói: "Những cảm thọ như cá thiếu nước, cho đến giờ này tôi đã trải qua hết, thì có gì nữa đâu mà đối với thân này còn ham sống, sợ chết. Cho nên đối với việc sống chết, tôi hoàn toàn làm chủ". Như thế mới rõ: Hoà thượng đối với thân, không bị ái dục chi phối, nên mới ung dung thảnh thơi trong những giờ phút cuối cùng trước khi thị tịch.

Vì vậy cho nên, thiểu dục tri túc, không những chỉ đạo Phật, mà còn đạo Khổng, đạo Lão vẫn thường lấy làm quan trọng:
Anh cỡi ngựa tốt, tôi cỡi lừa. Tử tế mà xét lại thì tôi không bằng anh thật. Nhưng thử quay đầu nhìn lại bác xe thồ đang đẩy xe nặng lên dốc Cầu Lim, thì thấy tôi tuy không bằng anh nhưng còn hơn bác xe thồ ấy nhiều. Cuộc sống cũng vậy. Cứ nhìn lên thì không bao giờ thấy đủ, cứ bị tham dục lôi cuốn. Cái gì mình không có trong tay thì mình thích làm cái gì để cho có được. Nhưng khi có được rồi thì thấy nó thật tầm thường, nhỏ bé mà thích cái khác lạ hơn và cao sang hơn. Cứ chạy theo mãi như vậy, đến khi giật mình tỉnh lại thì tóc đã lấm tấm điểm hoa sương rồi!
Thế gian vẫn có lắm người hiểu và có kinh nghiệm trong thiểu dục tri túc. Nhưng hình như họ vẫn còn cái gì đó hạn hẹp. Ngược lại, thiểu dục tri túc của Phật giáo được hướng dẫn bởi chánh kiến, nên thấy được thế giới là duyên sinh, vô thường, vô ngã. Không có một cái ngã nhất định, nên ta không vì đó mà chạy theo năm dục. Không những biết thiểu dục tri túc trong Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới, mà ngay cả ý niệm về Niết-bàn vẫn phải thiểu dục. Đỉnh cao của thiểu dục là không nghĩ thiện, không nghĩ ác, không xa rời sinh tử, không ham thích Niết-bàn; không trú pháp vô vi, không xả pháp hữu vi, vượt ra ngoài nhị biên đối đãi. Khi đó, ngay cái ý niệm về thiểu dục tri túc của hành giả cũng xả bỏ luôn, chỉ sống với phương châm "im lặng, nói năng như chánh pháp". Cái im lặng của không còn ý niệm hữu – vô; thường – đoạn; sinh – diệt; khứ – lai. Cái im lặng bởi không còn bóng dáng của tham sân si, chủng tử bất thiện. Cái im lặng hùng hồn của kinh Kim cang: "Bấy giờ, gần đến giờ ăn, Thế Tôn đắp y, mang bát vào thành Xá-vệ khất thực. Trong thành, theo thứ lớp từng nhà xin xong, Thế Tôn trở về tinh xá dùng cơm rồi, cất y bát, rửa chân xong, trải toà mà ngồi". (Huệ Hưng dịch, Kinh Kim cươngg, 1970)

Không có kinh nào lại mở đề giống kinh Kim cang. Hình ảnh đi khất thực, rửa chân, trải toạ cụ là một thực tại sinh động diễn biến không ngừng. "Cái thời điểm trong đó chúng ta thực sự hiện hữu, thực sự sống, chính là hiện tại. Quá khứ chỉ thật khi nó đang là hiện tại và tương lai cũng chỉ thật khi nó trở thành hiện tại. Bởi thế, dù hiện tại có là thiên đàng hay địa ngục, thì nó cũng vẫn là giây phút duy nhất, bởi cảnh duy nhất trong đó chúng ta thật sự sống và thở. Hiện tại đó chính là đạo, là Niết-bàn, là sự sống" (Sát-na vô lượng, Pháp luân số 6,7,Cool.

Chính trong giây phút hiện tại đó, mỗi hành động đi đứng nằm ngồi đều chứa đựng Phật pháp, đều thể hiện tinh thần vô trụ. Câu "ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm" được thể hiện trong mỗi hành động cử chỉ của đức Phật. Thông thường, con người chỉ chạy theo ngoại cảnh tìm cầu thần thông diệu dụng, mà không biết rằng mỗi cái nhai cơm là thần thông, mỗi một hạt cơm chính là diệu dụng!

"Nói năng như chánh pháp" là nói đúng với thực tại, với chân như, không hư nguỵ, bất cuống ngữ. Chính ngay trong mỗi bước chân, mỗi cử động, mỗi miếng ăn, nếu biết thiểu dục tri túc thì đã "nói năng như chánh pháp" rồi. Vì sao? Vì đó mới là nói chân thật, không hư ngụy. Đức Phật đã dạy: "Suốt 45 năm thuyết pháp, Ta chưa từng nói một lời". Lời nói, kinh điển chỉ là phương tiện để cho hành giả thấy chân lý, chứ không phải là chân lý. Nó là "ngón tay chỉ mặt trăng", chúng ta phải nương theo ngón tay để thấy mặt trăng, chứ không phải ngón tay là mặt trăng.

Chúng sinh thường chấp chặt có – không, thường – đoạn nên bị luân hồi trong sáu nẻo thật đáng thương! Tổ dạy: "Học Phật tu quyên nhân pháp ngã. Tu hành phạ lạc đoạn thường khinh". Người học Phật chủ yếu đoạn trừ ngã chấp pháp chấp. Kẻ tu hành cần phải rời hai hố sâu đó là thường đoạn. Chỉ có thực tại mới toàn diện toàn bích. Thực tại mới chở được đạo, mới thể hiện "độ tất cả chúng sinh vào Vô dư Niết-bàn mà không thấy có một chúng sinh nào được độ". Hướng nội tu tập, "phản văn văn tự kỷ", đó là nội dung của thiểu dục tri túc. Nghe cái tánh nghe của mình, nghe lại tánh tham sân si cha lấp Phật tánh để "hồi quang phản chiếu" vào cuộc sống, vào thực tại, đó là đại đạo vậy.

Tại đây đề tài này xin được dừng lại và để cho hành giả viết tiếp bằng thái độ tu tập của mình. Trong mỗi bước đi, trong mỗi nụ cười, trong mỗi tiếng nói đều có thiểu dục tri túc, thể hiện thực tại sinh động. Chính mỗi cử chỉ, mỗi hành động đều có tác dụng ngăn ngừa, bào mòn, triệt tiêu những vi tế vô minh, đã tích chứa ở tàng thức trong vô lượng kiếp. Mỗi khi vô minh được phá vỡ thì dục vọng tiêu tan. Giống như ánh sáng ban mai xuất hiện xoá tan bóng tối. Một lần nữa chúng ta Văn, Tư, Tu lời Phật dạy trước khi vào Niết-bàn: "Tỳ-kheo các ông! Phải biết người đa dục vì cầu lợi nhiều nên khổ não cũng nhiều, người thiểu dục, không mong cầu ham muốn thì không khổ não. Ngay nơi hạnh thiểu dục còn phải tu tập, huống hồ là thiểu dục để sinh ra các công đức! Người thiểu dục thì không dua nịnh để vừa ý người, cũng không bị các căn dẫn dắt. Người tu hạnh thiểu dục, tâm được thản nhiên, không có sự lo sợ, gặp việc có dư, thường không thiếu thốn. Người có thiểu dục thì có Niết-bàn. Đó là hạnh nhẫn nhục".(Thích Hoàn Quan dịch, Kinh Di giáo).

"Tỳ-kheo các ông! Nếu muốn khỏi các khổ não, phải quán tri túc, vì pháp tri túc là chỗ giàu có, vui vẻ an ổn. Người tri túc, tuy nằm dưới đất cũng được an vui; người không tri túc, tuy giàu mà nghèo; người biết tri túc, tuy nghèo mà giàu. Người không tri túc thường bị ngũ dục sai khiến, bị người tri túc thương xót. Đó là hạnh tri túc".
"Nhân kỵ tuấn mã, ngã kỵ lư,
Tử tề tư lương, ngã bất dư,
Mỗi đầu hựu kiến thôi xa hán,
Thượng tuy bất túc, hạ hữu dư".

Về Đầu Trang Go down
https://hoahaotanchau.forumvi.com
 
THIỂU DỤC TRI TÚC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 5 - NGŨ TỔ THIẾU KHƯƠNG ĐẠI SƯ
» Lửa Sấm Sét Thiêu Người
» 05 THIẾU KHANG ĐẠI SƯ
» Thiều Chửu - Một vị Bồ tát cư sĩ Việt Nam
» Bệnh khô mắt do thiếu vitamin A

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
ƯỚC MONG THẾ GIỚI LÂN HÒA HẢO,NHÀ PHẬT CON TIÊN HÉ MIỆNG CƯỜI :: PHẬT NGÔN-
Chuyển đến